Hàng loạt trường đại học tuyển sinh trái mùa

23/05/2008 17:26 GMT+7 | Thế giới

(TT&VH)- Không chờ đến tháng 7 tới, ngay trong những tháng đầu năm 2008, sẽ có một “mùa tuyển sinh” đại học được tổ chức. Đây sẽ là kỳ thi có quy mô nhỏ dành cho các trường ĐH mới thành lập, chủ yếu là để “vét” các thí sinh “trượt ĐH, CĐ” năm ngoái. Vì sao lại nảy sinh ra kỳ thi “trái mùa” này,và kỳ thi này có đúng với Quy chế tuyển sinh hay không? ới mục tiêu đạt 600 trường ĐH vào năm 2020, những năm gần đây, Bộ GD&ĐT liên tiếp cho phép các trường ĐH mới thành lập, hoặc nâng cấp từ trường CĐ.

Chấp nhận vét sàn

Các trường tuyển sinh đợt này xét tuyển những thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2007 theo đề chung của Bộ GD&ĐT có kết quả đạt từ sàn trở lên ứng với khối xét tuyển. Như vậy để trường hoạt động ngay sau khi thành lập, các trường ĐH sẽ phải chấp nhận tuyển những TS có điểm thi thấp, không dự tuyển hoặc dự tuyển nhưng không trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ qua 3 đợt xét tuyển nằm trong quy định tại Quy chế tuyển sinh năm 2007. Trên thực tế, nguồn tuyển sẽ khan hiếm với sự khống chế “điểm sàn”. Vì những thí sinh đạt đủ điều kiện hầu hết đã dự tuyển vào các trường theo N2, NV3, hoặc dự tuyển vào các trường CĐ, TCCN, học nghề.

Xét về mặt lý thuyết, không còn nhiều TS có kết quả thi đạt điểm sàn của năm 2007 nhưng chưa vào học trường nào. Vì sao các trường này quyết định tuyển sinh vào thời điểm “ trái mùa” khi mà không ít trường ngoài công lập từng đã vật vã không tuyển đủ chỉ tiêu vào cuối đợt tuyển sinh “chính vụ”? Liệu có phải với những chiêu thức quảng bá rầm rộ, một số trường hy vọng thu hút những SV đã học ở các trường khác chạy sang trường mình? Nếu việc này xảy ra, cả nhà trường và SV đều làm sai quy định hiện hành. Song đó chỉ là phỏng đoán.

Để tuyển đủ chỉ tiêu, các trường trên sẽ vẫn phải trông đợi vào một số đông có điểm thi thấp, chưa trúng tuyển vào trường khác. Cách “ vét sàn” kiểu này có vẻ như không ăn khớp với điều kiện mà một số trường đã quảng bá. Ví dụ như ĐH Quốc tế Bắc Hà dự kiến tuyển sinh cho chương trình du học và du học chuyển tiếp với điều kiện TS phải đạt 4,5 điểm IELTS .Với yêu cầu của chương trình này, những TS vét đợt này khó có thể đạt điều kiện. ĐH Quốc tế Bắc Hà còn có một chương trình dạy bằng tiếng Việt, nhưng cũng là chương trình được “nhập khẩu”. ĐH Quốc tế Đại Nam cũng tuyên bố song song với chương trình chuyên ngành, trường sẽ đào tạo tiếng Anh cho SV đạt trình độ tương đương TOEIC 750 điểm.

Quan điểm mới của đại diện các trường này là coi trọng công nghệ dạy học chứ không phải chất lượng đầu vào. Có nghĩa chất lượng SV ra trường sẽ lệ thuộc chủ yếu vào phương thức đào tạo. Khi triển khai chương trình tiên tiến của nước ngoài ở một số trường ĐH, bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng vụ ĐH&SĐH cũng cho rằng: Chất lượng đầu vào không Vụ nhiễm xạ tại Vũng Tàu: Lượng nhiễm xạ của 28 trường hợp không vượt ngưỡng Ngày 17/1, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết: Kết quả phân tích mẫu máu của 28 cán bộ, công nhân Công ty PTSC M&C được xét nghiệm lần đầu (ngày 30/12/2007) cho thấy: hầu hết đều không bị ảnh hưởng gì, có một số trường hợp bị tổn thương sai hình nhiễm sắc thể đặc trưng của phóng xạ. Tuy nhiên, theo tính toán đo liều sinh học thì lượng nhiễm xạ của tất cả 28 cán bộ, công nhân không vượt ngưỡng cho phép và đều nhiễm ở mức dưới 15 mSv (ngưỡng cho phép theo Tiêu chuẩn Việt Nam là 50 mSv). Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cũng cho biết, 40 cán bộ, công nhân được xét nghiệm đợt sau, đã hoàn thành xong phần tiêu bản hiển vi.

Hiện Viện đang tập trung phân tích ADN và cố gắng đưa ra kết quả trước Tết. Đoàn Mạnh Dương UNESCO khuyến cáo: Đưa GD mầm non vào chương trình nghị sự quốc gia! 1/4 số giáo viên mầm non ở trình độ dưới chuẩn Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra khuyến cáo trên tại lễ công bố Báo cáo giám sát toàn cầu về quan trọng, vì có nhiều SV du học tự túc của VN ra nước ngoài vẫn học được. Như vậy phương thức đào tạo mới quan trọng. Nhưng thực tế tại các trường, để “ an toàn” vẫn tuyển sinh theo kiểu “ hớt váng” những TS giỏi để vào học các chương trình tiên tiến. Như vậy, kiểu tuyển sinh “ vét sàn” của một số trường mới là cách “ tuyên chiến” với lập luận: “Đầu vào giỏi thì chất lượng mới tốt” hay đơn giản chỉ là tâm lý ăn xổi, thành lập thì phải tuyển sinh ngay”? Theo ý kiến của GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hội liên hiệp các trường ĐH ngoài công lập thì không nhất thiết cho phép thành lập là cho phép tuyển sinh ngay. Chính việc này đã khiến một số trường chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đã tuyển sinh và kết quả là sản phẩm đào tạo chất lượng kém

Các trường lách luật

Theo quy chế tuyển sinh, chỉ có 1 kỳ tuyển sinh ĐH duy nhất theo đề chung của Bộ. Các trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển chỉ được lấy kết quả thi chung của chính năm đó. Năm trước việc tuyển sinh của ĐH FPT đã khiến dư luận xôn xao về chuyện “xé rào”. Nhưng rồi Bộ GD&DT cũng phải nhân nhượng. Với đợt tuyển sinh “ trái mùa” này, các trường có làm sai quy chế không? Việc tuyển sinh năm 2008, nhưng lấy kết quả của năm 2007 là trái quy định.

 .
Trường ĐHDL Đông Đô
Nhưng theo ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ ĐH&SĐH thì “quyết định tuyển sinh vào năm 2007, chỉ tiêu giao cho các trường cũng là chỉ tiêu năm 2007 nên không thể nói là sai quy chế”. Thực chất, hầu hết các trường tuyển sinh đợt này đều chỉ nhận quyết định vào tháng 12/2007. Một số trường có quyết định vào ngày cuối cùng của năm cũ, có trường có quyết định vào tháng 1/2008. Như vậy, việc hoàn thành tuyển sinh trong năm 2007 là không khả thi. Cách giải quyết thủ tục ở trên, có thể xem như một cách “lách luật”. Theo dự kiến, các trường trên sẽ phải kéo dài việc xét tuyển đến tháng 3-4/ 2008.

Hiện nay có trường ĐH trong số trên vẫn chưa nhận được một hồ sơ xét tuyển nào. Có trường chỉ nhận được vài chục bộ hồ sơ. Như vậy, TS dự tuyển sẽ đương nhiên trúng tuyển. Việc xét tuyển của các trường này, nếu không giám sát chặt chẽ, rất có thể sẽ xảy ra việc làm trái quy chế để tuyển đủ TS. Thực tế đã có một vài trường có chỉ tiêu tuyển muộn đã để xảy ra những rắc rối không đáng có. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp 1 mới được nâng cấp từ trường CĐ lên ĐH vào dịp cuối năm 2007. Trường này xin tuyển 1000 chỉ tiêu. Nhưng trong ngày TS đến nhập học đã xảy ra việc một số TS được thông báo “không có trong danh sách tuyển”. Có TS đã khóc như mưa như gió vì tưởng được tuyển nên khăn gói từ quê ra HN.

Nhà trường từ chối trách nhiệm với những TS này. Một chuyên viên Vụ ĐH&SĐH thì cho biết: Trường xin 1000 chỉ tiêu. Ban đầu Bộ chỉ duyệt cho 400 chỉ tiêu. Nhưng trường kiến nghị tăng nhiều hơn. Cuối cùng nhích lên được 700 chỉ tiêu. Như vậy vẫn hụt mất 300 chỉ tiêu so với mức trường đề nghị. Phải chăng vì tuyển muộn nên, trong lúc chờ xin Bộ, trường đã có giấy gọi TS nhập học mới xảy ra tình trạng “mừng hụt” của nhiều TS? Với việc có thêm một “mùa tuyển sinh”, biên chế năm học của các trường trên cũng sẽ khác với thông thường. Nếu tiền lệ này được tái diễn thường xuyên, có nghĩa sẽ có những đợt tuyển “trái mùa” khác thì biên chế năm học ở bậc ĐH sẽ “phong phú” hơn bây giờ. Với quy định chung hiện nay thì sự “phong phú” này là bất thường.

  Trịnh Vĩnh Hà

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm