19/04/2013 09:17 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Đây là thông tin tại Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020 và định hướng 2030 (diễn ra sáng qua 18/4). Theo đó, sau năm 2020, Khải hoàn môn hoặc một hệ thống cổng chào của Hà Nội sẽ được khảo sát để xây dựng tại cửa ngõ dẫn vào trung tâm thành phố.
1. Do tính chất phức tạp đặc thù, công trình này tạm thời chưa được xếp vào hạng mục các dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn trước mắt (2012- 2020). Bù lại, theo định hướng của Quy hoạch, trong 10 năm kể từ 2020, việc xây dựng các cổng chào (hoặc Khải hoàn môn) này sẽ được bàn thảo và chuẩn bị kĩ, đảm bảo yêu cầu trở thành “biểu tượng Hà Nội” tại các cửa ô trong thành phố.Thiết kế cổng chào phía Nam Hà Nội của KTS Nguyễn Mạnh Hùng đã được UBND TP Hà Nội thông qua, nhưng không được triển khai xây dựng vào dịp Đại lễ |
Thực tế, ý tưởng xây các cổng chào cho Hà Nội đã được nhắc tới từ dịp Hà Nội kỉ niệm 990 năm tuổi (2000) và thiếu chút nữa được triển khai vào dịp Đại lễ Ngàn năm 2010.Khi đó, theo quyết định của UBND TP Hà Nội, 5 cổng chào sẽ được xây dựng tại các trục quốc lộ 1, quốc lộ 5 cao tốc Thăng Long, Láng -Hòa Lạc và Hà Nội - Lạng Sơn với tổng kinh phí 50 tỷ đồng (huy động toàn bộ hoặc một phần từ các nguồn vốn xã hội hóa). Tuy nhiên, trước những phản ứng đa chiều từ dư luận, UBND TP Hà Nội đã chủ động cho dừng vô thời hạn đề án này.
Cũng theo bản quy hoạch, việc lựa chọn phương án xây dựng hệ thống cổng chào hay xây dựng Khải hoàn môn sẽ chỉ được đưa ra sau năm 2020, dựa trên các khảo sát và bàn thảo cụ thể. Trước đó, vào năm 2010, nhiều chuyên gia đã khẳng định: thay vì “rải” 5 cổng chào trên các trục dẫn vào thủ đô, Hà Nội chỉ cần nghiên cứu xây dựng một Khải hoàn môn - loại hình kiến trúc “cao cấp”và hoành tráng hơn cổng chào, có tính nghệ thuật và giá trị văn hóa như một biểu tượng lâu dài của thành phố.
2. Bản Quy hoạch phát triển văn hóa thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 do Sở VH, TT&DL Hà Nội xây dựng. Theo bản quy hoạch, trước năm 2020, một số công trình văn hóa tại Hà Nội sẽ được tập trung đầu tư xây mới hoặc tu bổ tôn tạo như đền Ngọc Sơn, Nhà hát Thăng Long (quận Tây Hồ), rạp Đông Đô (Hoàn Kiếm), cụm Hoàng thành Thăng Long - Thành cổ Hà Nội, hệ thống tượng danh nhân tiêu biểu của Hà Nội tại Văn Miếu.
Ngoài ra, một số tượng đài quan trọng có diện tích từ 0,8- 2 ha cũng sẽ được nghiên cứu xây dựng, bao gồm tượng đài Độc Lập (chưa xác định vị trí), tượng đài An Dương Vương tại Cổ Loa hay tượng đài của một danh nhân văn hóa (chưa lựa chọn) tại khuôn viên Bảo tàng Hà Nội.
Chiêu Minh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất