Đầu năm đi phố ông Đồ

11/02/2013 07:40 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Tục xin chữ, chơi chữ của người Việt Nam vốn có từ ngàn xưa, gần đây mới phổ biến trở lại khi những phố ông Đồ được phát triển vào mỗi dịp lễ, Tết. Có người xin chữ để thể hiện ước mong của mình, có người lại để thể hiện chí khí.

Dù là lý do gì đi nữa, xin chữ đầu năm cũng là một nét văn hóa hay, cần lưu giữ.

Một số hình ảnh xin chữ đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong ngày mùng 1 Tết Quý Tỵ:

Năm nào cũng vậy, cứ từ quãng 23 tháng Chạp cho đến ra Tết, phố ông Đồ lại tấp nập người qua lại, xin chữ

Những đứa trẻ thì hướng đến sự học, hiếu thuận. Người lớn thì mong muốn bình yên, phát tài

Dù mong muốn gì, hướng đến điều gì, việc xin chữ vẫn thể hiện một nét văn hóa rất riêng của người Việt Nam vào mỗi dịp năm mới

Nét văn hóa này nhanh chóng phát triển chỉ trong khoảng 2-3 năm trở lại đây và đang ngày càng đa dạng và phong phú hơn về loại hình

Thể hiện rõ nhất là sự xuất hiện của những ông Đồ trẻ với những lối thư pháp phá cách, ấn tượng

Họ cũng đem lại không khi mới cho phố ông Đồ khi sẵn sàng dựng lều trại, đem mai trắng hoặc âm nhạc đến gian hàng của mình để tạo ấn tượng cho khách

Sự giao thoa giữa 2 lớp Đồ già và Đồ trẻ gần như không tạo ra tác động gì lớn đối với cái thú xin chữ đầu năm này. Ai thích sự điềm đạm, cổ điển thì tìm đến các cụ. Ai thích phá cách, thích chữ quốc ngữ thì tìm đến các anh Đồ

Nhưng về cơ bản, phong cách thư thái, lối viết cổ, điềm đạm của các cụ vẫn hấp dẫn hơn

Đến với phố ông Đồ, xin chữ là một chuyện. Khách đôi lúc muốn cùng đàm đạo, trao đổi chuyện chữ nghĩa với ông Đồ. Có lúc họ bắt bẻ nhau từ chuyện nét vẽ, phẩy phết, tô chữ nhưng sau coi đó cũng chỉ là chuyện tếu táo, vui vẻ chứ chẳng vì thế mà nặng nhẹ với nhau

Ra Giêng nếu bạn có thời gian, phố ông Đồ là một điểm bạn nên đến. Phần để tìm kiếm lại nét Tết xưa, phần để giữ lại một chút văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

C.T

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm