CK ngày 30/3: VN-Index điều chỉnh sau 4 phiên tăng

30/03/2009 13:15 GMT+7 | Thế giới

Sau một tuần giao dịch thành công, với 4 phiên tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu tuần mới (30/3) đã có phiên điều chỉnh giảm. Việc thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên cuối tuần trước (28/3) giảm điểm đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán châu Á trong sáng nay, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Rất nhiều chỉ số chứng khoán trong khu vực giảm khá mạnh 2-3%.
 


Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/03/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 282,38 điểm, giảm 5,03 điểm (tương đương giảm 1,75%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 23.929.270 đơn vị, giảm 32,19% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 534,134 tỷ đồng, giảm 31,83% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 2.346.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 76,95 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 26.275.270 đơn vị (giảm 26,28% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 611,080 tỷ đồng (giảm 22,67%).

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 5,81 điểm, xuống 281,6 điểm (tương đương giảm 2,02%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.237.820 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 94,20 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 29 mã tăng giá, 36 mã đứng giá tham chiếu, 113 mã giảm giá và 3 mã không có giao dịch là BBT, SGH, BAS. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 4 mã tăng trần là DRC, PIT, TPC, UNI và có tới 17 mã giảm sàn.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, hy vọng đảo chiều nhen nhóm lên khi chỉ số VN-Index hồi phục nhẹ lên sát mức tham chiếu. Tuy nhiên, sự hồi phục này dường như chỉ là một đợt sóng yếu do có sự hụt hẫng giữa cung và cầu sau thời điểm khớp lệnh định kỳ. Mã đáng chú ý là STB khi có dấu hiệu tăng trở lại mức giá tham chiếu sau khi giảm mạnh ở đợt khớp lệnh mở cửa. Tuy nhiên, khoảng 30 phút tiếp theo, rất nhiều cổ phiếu bluechips lại giảm mạnh lại kéo VN-Index đi xuống.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 4,89 điểm, xuống 282,52 điểm (tương đương giảm 1,70%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 20.990.820 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 472,23 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 282,38 điểm, giảm 5,03 điểm (tương đương giảm 1,75%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 23.929.270 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 534,13 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 46 mã tăng giá, 105 mã giảm giá, 29 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 20 mã tăng trần, 19 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là BAS. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có 12 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá và tăng kịch trần là VIC. Cụ thể, VIC tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), đạt 42.300 đồng.

Còn lại 9 cổ phiếu khác đều giảm giá. Mã VPL giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,03%), còn 48.000 đồng. HAG giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,94%), còn 52.500 đồng. PVF giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,70%), còn 18.000 đồng. VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,62%), còn 80.000 đồng. HPG giảm 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,81%), còn 31.100 đồng. PVD giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,65%), còn 59.500 đồng. DPM giảm 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,19%), còn 32.000 đồng. FPT giảm 2.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,79%), còn 45.700 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2,4 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 9,89% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 16.200 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 500 đồng (tương đương 2,99%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,16% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SDN, SGH, BTC lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là SJ1, MCV lên các mức giá tương ứng là 14.700 đồng/cổ phiếu và 10.500 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, có mã HSG giảm hết biên độ cho phép 5% xuống mức giá 11.400 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SFC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.300 đồng lên mức 49.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 1.060 cổ phiếu. Ngược lại, DHG là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 111.000 đồng/cổ phiếu, với 3.910 cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 3 mã giảm giá và 1 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,27%), chỉ còn 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 200 đồng (tương đương 2,70%), chỉ còn 7.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 100 đồng (tương đương 2,08%), chỉ còn 4.700 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.000 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 83 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.697.190 đơn vị, bằng 7,09% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, SSI được họ mua vào nhiều nhất với 433.550 đơn vị, chiếm 26,47% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như REE (218.760 đơn vị), PPC (172.200 đơn vị), DPM (133.250 đơn vị) và STB (111.020 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VHC (99,72%), VNM (51,10%), BMI (46,80%), VGP (45,45%) và HAG (42,08%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
+/-
%
KLGD
STB
16.200
(500)
-2,99%
2.367.150
SSI
28.000
-
0,00%
1.637.940
ITA
24.500
1.100
4,70%
1.567.300
REE
25.200
(500)
-1,95%
1.337.630
FPT
45.700
(2.300)
-4,79%
1.024.320
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
SJ1
14.700
700
5,00%
560
MCV
10.500
500
5,00%
240.930
VIC
42.300
2.000
4,96%
760.630
SFC
49.000
2.300
4,93%
1.060
PMS
15.000
700
4,90%
1.790
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
HSG
11.400
(600)
-5,00%
462.480
VSH
29.000
(1.500)
-4,92%
69.890
TRC
25.300
(1.300)
-4,89%
285.290
ABT
29.400
(1.500)
-4,85%
36.300
FPT
45.700
(2.300)
-4,79%
1.024.320


HASTC-Index mất điểm phiên đầu tuần, giao dịch giảm mạnh
 
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/03/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 97,35 điểm, giảm 1,22 điểm (tương đương giảm 1,24%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 10.205.400 đơn vị, giảm 39,72% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 214,91 tỷ đồng, giảm 37,78%.
 

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 2 cổ phiếu là SRA và HPC với tổng khối lượng giao dịch là 33.000 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 472 triệu đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 10.238.400 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 215,39 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 10.352 lệnh mua với tổng khối lượng là 15.379.400 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 8.456 với tổng khối lượng bán là 14.852.400 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, KLS, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 2.973.600, 2.053.300, 1.308.800 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 2.810.600, 2.340.700, 1.124.200 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là HPC, VSP, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 251.200, 246.000, 184.600 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là KLS, BCC, HNM với khối lượng đặt tương ứng là 287.400, 106.900, 58.600 đơn vị.

Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 32 mã tăng giá, 20 mã đứng giá tham chiếu, 107 mã giảm giá và 18 mã không có giao dịch. Trong đó có 3 mã tăng trần là LUT, VTV, SVI và 6 mã giảm sàn là CID, NPS, NST, PJC, SRA, TLT. Đáng chú ý về cuối phiên, có 12 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn và 7 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần là DC4, LUT, MIC, S55, SVI, VSP, VTV.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 mã tăng giá và 9 mã giảm giá. Cụ thể, KBC tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tăng 4,39%), đạt 40.400 đồng với 236.500 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Còn lại, BVS giảm 100 đồng/cổ phiếu (giảm 0,48%), xuống 20.600 đồng với 1.018.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC giảm 200 đồng/cổ phiếu (giảm 1,32%), xuống 15.000 đồng với 118.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS giảm 300 đồng/cổ phiếu (giảm 3,26%), xuống 8.900 đồng với 284.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC giảm 300 đồng/cổ phiếu (giảm 2,78%), xuống 10.500 đồng với 716.200 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG giảm 800 đồng/cổ phiếu (giảm 4,91%), xuống 15.500 đồng với 319.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (giảm 4,33%), xuống 26.500 đồng với 242.900 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI giảm 1.300 đồng/cổ phiếu (giảm 4,80%), xuống 25.800 đồng với 121.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. VNR giảm 1.400 đồng/cổ phiếu (giảm 4,20%), xuống 31.900 đồng với 2.000 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là ACB với hơn 2,00 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 28.900 đồng/cổ phiếu, giảm 1.300 đồng (tương đương 4,30%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 60,16% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SVI đạt 12.600 đồng/cổ phiếu, tăng 800 đồng (tương đương 6,78%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 200 cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là NPS khi tụt xuống mức 13.600 đồng/cổ phiếu, giảm 1.000 đồng (tương đương 6,85%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 2 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VSP là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.100 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu MIC tăng 1.900 đồng lên mức 31.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 39 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, DTC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 2.100 đồng xuống còn 41.600 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 6100 cổ phiếu. Tiếp theo là NTP giảm 1.800 đồng xuống còn 36.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 88 nghìn cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 17 mã với tổng khối lượng là 76.300 cổ phiếu và bán ra 9 mã với tổng khối lượng là 84.200 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là KBC khi mua vào 52.600 đơn vị, chiếm 22,24% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là KLS, BVS, SD7, VC5 với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 4.000, 3.800, 3.500, 2.200 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BVS với 72.200 cổ phiếu, chiếm 7,09% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là AGC, ONE, BCC, PVS với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 5.200, 4.000, 1.000, 1.000 cổ phiếu.
 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

28.900

(1.300)

(4,30)

2.001.800

KLS

12.800

(700)

(5,19)

1.745.600

BVS

20.600

(100)

(0,48)

1.018.700

BCC

10.500

(300)

(2,78)

716.200

VSP

44.700

2.100

4,93

657.200

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SVI

12.600

800

6,78

200

VTV

14.700

900

6,52

100

LUT

8.200

500

6,49

100

MIC

31.500

1.900

6,42

38.900

VSP

44.700

2.100

4,93

657.200

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NPS

13.600

(1.000)

(6,85)

1.500

NST

12.300

(900)

(6,82)

4.100

SRA

13.000

(900)

(6,47)

3.400

PJC

13.100

(900)

(6,43)

300

QNC

20.500

(1.400)

(6,39)

25.700

 
* HCT: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, với tỷ lệ 10%. 
 
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm