VIDEO: Xóa sổ các phương tiện nổi trên Hồ Tây

18/02/2017 10:54 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Mặc dù đến 16h ngày 9/2/2017 là thời hạn cuối cùng các doanh nghiệp kinh doanh du thuyền, nhà hàng nổi trên hồ Tây phải tự tháo dỡ, di dời về bến mới Đầm Bẩy, song nhiều doanh nghiệp vẫn không thực hiện. Chính quyền địa phương đã buộc phải tiếp tục lùi thời hạn xuống trước ngày 25/2.

Năm 2009, nhằm phục vụ công tác quy hoạch bến thủy, thành phố Hà Nội đã yêu cầu nhà nổi, du thuyền rời khỏi vị trí hồ trên trục đường Thanh Niên. Một số doanh nghiệp đã chuyển về khu vực từ số 2 - số 4 và số 10 phố Thụy Khuê nay thuộc đường Nguyễn Đình Thi.

Bà Lê Thị Minh Phương – GĐ Công ty Cổ phần Dịch vụ Hồ Tây, Hà Nội cho biết: "Chúng tôi chấp thuận theo sự chỉ đạo của UBND quận Tây Hồ bố trí cho chúng tôi sang đo vị trí cho từng đơn vị một mỗi đơn vị  40m mặt đường và dựa theo quy định chuyển sang làm cầu cảng neo đậu và được sở cấp bến thủy nhưng chỉ cấp mỗi năm 2009. Sau đấy không cấp nữa".

Dù hết hạn giấy phép nhưng các tàu thuyền, nhà nổi vẫn hoạt động bình thường. Đến năm 2015, trước thực trạng gây ô nhiễm, mất cảnh quan UBND Thành phố HN lại một lần nữa yêu cầu các doanh nghiệp di dời về khu vực Đầm Bảy, phường Nhật Tân.  Tuy nhiên, sau nhiều lần ra thông báo, sử dụng biện pháp cứng rắn, chủ trương di dời vẫn chưa thể thực hiện. Một lần nữa quận Tây Hồ phải lùi thời hạn chót di dời về Đầm Bảy xuống ngày 25/2.

Ông Đỗ Việt Anh – PGĐ Công ty TNHH Nhuận Mai, Hà Nội: "Chúng tôi đã di dời một hệ thống bến nổi lên Đầm Bảy nhưng không được hỗ trợ của cơ quan chức năng chúng tôi bắt buộc phải đóng cọc buộc neo đảo bảo được an toàn đường thủy của tài sản chúng tôi nhưng … lại mời chúng tôi lên cơ quan chức năng và k cho đóng cọc xuống hồ làm thế không đảm bảo được an toàn đường thủy".

Không chỉ các doanh nghiệp đang “cố thủ” tại phố Nguyễn Đình Thi phải chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh, tự tổ chức việc tháo dỡ, di dời triệt để ra khỏi Hồ Tây mà cả các doanh nghiệp đã về tập trung tại Đầm Bảy trước đó cũng sẽ phải chấp nhận chung số phận. Tấm biển này cũng mới chỉ được treo ngày hôm qua. Điều này khiến cho nhiều người không khỏi bất ngờ và cảm thấy hoang mang.

Ông Trịnh Đình Cảnh – Nhân viên nhà hàng: "Nghe thấy thông báo với cái biển cũng rất hoang mang muốn nghe ngóng từ chính quyền của địa phương xem thế nào còn có hướng hoạt động".

Ông Vũ Văn Khiêm – GĐ Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hải Đăng: "Chuyển về đây đường xá k có điện nước không tất cả nhưng theo chủ trương của thành phố doanh nghiệp chúng tôi cũng đã chấp hành. Tôi cũng vừa nhận được thông báo từ hôm qua tôi rất bất ngờ vì cũng nghĩ chủ trương của thành phố tất cả tàu bè từ đường Thanh Niên về Đầm Bảy".

Luật sư Đỗ Mạnh Linh – Công ty luật Bross & Partners: "Đối với những doanh nghiệp không chấp hành chủ trương của Thành phố, Ủy ban quận chính quyền địa phương thì các doanh nghiệp này không được bồi thường kèm theo đó phải chịu chi phí cưỡng chế trong trường hợp cố tình k di dời nhà nước phải vào cuộc. các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyền nghĩa vụ thì khi thực hiện di dời sẽ được đền bù. Trong trường hợp chính quyền không tạo đk hoạt động bình thường dẫn đến thiệt hại doanh nghiệp có thể kiện ra tòa án bảo vệ quyền lợi của mình".

Hầu hết người dân và ngay cả doanh nghiệp đều đồng tình với chủ trương cải tạo Hồ Tây vì cho rằng đây là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi liệu kế hoạch di dời toàn bộ phương tiện nổi ra khỏi Hồ Tây trước ngày 10/3 có thành công? Bởi đây không phải là lần đầu tiên chính quyền địa phương ra thông báo quyết tâm thực hiện việc di dời nhà nổi, du thuyền trả lại cảnh quan cho Hồ Tây./.


Theo VNEWS


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm