19/09/2013 07:15 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Vào lúc 18h ngày 18/9 tại IDECAF (TP.HCM) đã diễn ra buổi trò chuyện về chuyên khảo Kafka - Vì một nền văn học thiểu số của Felix Guattari và Gilles Deleuze, do TS Nguyễn Thị Từ Huy đảm trách.
Đây là hoạt động khoa học vốn bình thường, nhưng vấn đề mà cuốn sách mỏng này đề cập lại rất mới với việc tiếp nhận Kafka và rất quan trọng giữa bối cảnh toàn cầu hóa với các nền văn học lớn nhỏ.
Học giả Bùi Văn Nam Sơn cho rằng lâu nay việc tiếp nhận văn hào Franz Kafka (1883-1924) vẫn theo lối diễn giải tác phẩm theo hướng cắt nghĩa các ẩn dụ, phúng dụ hay biểu trưng... từ cảm thức tôn giáo, từ lăng kính phân tâm học, hay hiện sinh chủ nghĩa. Deleuze và Guattari thì làm hoàn toàn khác, họ muốn tìm hiểu về “chính sách Kafka”, “bộ máy Kafka” và cả “thử nghiệm Kafka”. Điều này sẽ dẫn đến đâu không quan trọng bằng việc thay đổi điểm nhìn cố hữu về một trong vài tác gia vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Chính vì thay đổi điểm nhìn mà khái niệm “văn học thiểu số” cũng thay đổi theo. Bùi Văn Nam Sơn phân tích: “Kafka dùng chữ “văn học nhỏ” (kleine Literatur). Deleuze và Guattari dịch là “litérature mineure”. Nhưng, “mineure” (nhỏ hơn) ở đây không hề có nghĩa là nhỏ bé hơn, thấp kém hơn, hay thậm chí ấu trĩ. Trái lại, “nhỏ” biểu thị một thế đứng nhất định, một vị trí phát ngôn để từ đó sáng tác văn chương”.
Trong sách này, Gilles Deleuze và Felix Guattari tập trung vào ba cột trụ: “hóa giải lãnh thổ hóa về ngôn ngữ; gắn kết cá nhân với cái chính trị - trực tiếp; và sự kết chuỗi tập thể của phát ngôn. Ba cột trụ này sẽ làm biến đổi toàn bộ số phận của một nền văn học thiểu số”.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất