16/01/2013 07:05 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Đó là vấn đề mà nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM – nêu ra trong cuộc tọa đàm về môi trường văn hóa cho giới trẻ diễn ra hôm qua (15/1) tại TP.HCM.
Cuộc tọa đàm về “Vai trò của truyền thông, báo chí, xuất bản trong văn hóa xây dựng môi trường văn hóa cho giới trẻ” do báo Tuổi trẻ TP. HCM, NXB Trẻ và báo Khăn quàng đỏ tổ chức với sự tham gia của các nhà quản lý văn hóa – thông tin, các văn nghệ sĩ và các bạn trẻ.
1. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân hiện là giảng viên thỉnh giảng của nhiều lớp báo chí. Ông nhìn nhận: “Báo chí truyền thông hiện đại có những ưu việt ai cũng biết, nhưng mặt khác tác động vào người thụ hưởng rất lớn, nhất là với lớp trẻ”.
Ông cho rằng: “Truyền thông đăng tải quá đậm đặc thông tin về một số hiện tượng khiến nó trở thành thứ “sùng bái bệnh hoạn”, ví dụ vụ sát thủ Lê Văn Luyện hay việc thần tượng ca sĩ nước ngoài đến mức hôn cái ghế ca sĩ ấy ngồi…”.
Hội sách TP.HCM định kỳ 2 năm/lần thu hút đông đảo bạn trẻ quan tâm đến văn hóa đọc. Đó là cách để đẩy lùi những thông tin rẻ tiền mà một số phương tiện truyền thông tung ra. Ảnh có tính chất minh họa |
Ông Nhân còn tỏ ra băn khoăn khi gần đây, điệu nhảy Gangnam Style của ca sĩ PSY Hàn Quốc trở thành làn sóng toàn cầu. “Chúng ta có khi nào làm được một điều tương tự như thế?” – ông Huỳnh Dũng Nhân đặt câu hỏi và trả lời: “Việt Nam khó có điệu nhảy múa nào có tính hấp dẫn ngay cả với người trong nước chứ chưa nói gì đến phổ cập nước ngoài. Tuy vậy, điệu múa Lamvong của Lào thì phổ biến đến nỗi bất kỳ ai đến nước họ cũng múa được, ngay cả bản thân tôi. Đây là điều đã là người Việt cần phải suy ngẫm”.
Tham luận của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân cuối cùng chốt lại ở chỗ định hướng làm sao cho giới trẻ quan tâm đến văn hóa dân tộc để giữ gìn và phát huy. Theo ông Huỳnh Dũng Nhân, để làm được điều này không chỉ là việc của truyền thông, báo chí, xuất bản mà là còn của mỗi gia đình trong việc “vẽ đường thẩm mĩ” cho con em mình.
2. Trong biển thông tin mênh mông hiện nay, nhạc sĩ, nhà giáo, nhà báo Vũ Đức Sao Biển cho rằng: “Có những cuốn sách nên tránh xem dù không ai cấm chúng ta đọc nó. Những năm 80 thế kỷ trước, một cuốn sách in hàng chục vạn bản được đầu tư, biên tập công phu, thẩm định trước khi phát hành. Bây giờ sách in tràn lan, miễn có tiền để in và không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, sách không vi phạm pháp luật chưa chắc đã là cuốn sách có ích cho người trẻ”.
NXB Trẻ cho biết, để giữ gìn và phát huy nội lực của người Việt trong lĩnh vực văn hóa, NXB này luôn chú trọng in sách của các tác giả trong nước chiếm đến 61% kế hoạch xuất bản. Còn báo Tuổi trẻ thì đã làm bà đỡ cho các cuốn sách như Nhật ký Đặng Thùy Trâm hay biểu dương những tấm gương trở thành “hoa hướng dương” của tuổi trẻ như nhân vật Lê Thanh Thúy trong chương trình Ước mơ của Thúy.
Vạch lỗi của "báo lá cải" |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất