05/07/2013 08:16 GMT+7 | Văn hoá
Cụ thể, trong 14 năm qua, 26.000 m2 (trên tổng số 103.500 m2) tại Thành cổ Luy Lâu đã bị người dân địa phương “nhảy dù” vào để làm nhà, canh tác, hoặc đào ao thả cá... Theo kiến nghị lên UBND tỉnh từ Giám đốc Sở VH,TT&DL Bắc Ninh, Luy Lâu cần được điều chỉnh lại mô hình quản lý, thay vì giao về cấp xã “trực tiếp quản lý, sử dụng di tích” như quyết định từ năm 2008.
Đền thờ Sĩ Nhiếp - một di tích hiếm hoi còn giữ được tại Thành cổ Luy Lâu. Ảnh: Phạm Mỹ |
Băn khoăn của GS Thịnh thực ra đã được đặt ra tại rất nhiều di tích. Theo đó, phương án bảo tồn di tích quan trọng nhất vẫn là “giao cho dân”. Nghĩa là, khi di tích phát triển tốt và thu hút du khách, tự khắc người dân bản địa sẽ nhận về các nguồn lợi từ du lịch, dịch vụ... và có ý thức giữ gìn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng quy hoạch bảo tồn di tích Luy Lâu vẫn chưa được thực hiện.
Trong một cuộc trao đổi khác với TT&VH, GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN) cũng tỏ ý lo ngại về trường hợp của Thành cổ Luy Lâu. “Tính toàn vẹn của di tích là yếu tố tiên quyết để đánh giá bất cứ di sản nào. Rõ ràng, việc để 1/4 diện tích của di tích đặc biệt quan trọng này bị xâm phạm là điều không thể chấp nhận” - GS Lê nói.
Theo ông Nguyễn Thế Hùng (Cục trưởng Cục Di sản văn hóa), cơ quan này đã nhận được các thông tin phản ánh về trường hợp di tích Luy Lâu và đang phối hợp cùng địa phương để tiến hành kiểm tra thực tế trước khi có kết luận cuối cùng.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất