22/03/2013 07:05 GMT+7 | Văn hoá
Cụ thể, trong thời gian tới, Cục MT&NA sẽ tiếp tục tổ chức ít nhất hai cuộc hội thảo tại miền Trung và miền Nam để lấy ý kiến quanh vấn đề lễ phục. Đối tượng tham dự hội thảo được lựa chọn từ các chuyên gia nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật, văn hóa có uy tín và kinh nghiệm. Ngoài những ý kiến tư vấn này, một số cơ quan mang chức năng đặc thù như Bộ ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội... cũng sẽ được mời đóng góp ý kiến cho đề án.
“Thực tế, đó chính là những đơn vị sẽ sử dụng Lễ phục Nhà nước nhiều nhất. Bởi, theo đề án, Lễ phục Nhà nước là trang phục đại diện cho văn hóa, đất nước VN và sẽ được sử dụng chủ yếu trong các buổi lễ trọng thể - chứ không phải trong các dịp hội hè như nhiều người vẫn nghĩ” - Bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục MT&NA cho biết.
Áo dài khăn đóng được chọn mặc trong các dịp Quốc lễ Giỗ tổ Hùng vương |
Sự thật, việc thiết kế Lễ phục Việt Nam đã được nhắc tới từ thập niên 1990, tuy nhiên vẫn chưa thể đi vào triển khai trên thực tế vì thiếu các tiêu chí rõ ràng. Bà Hương cho biết: “Với đề án này, bên cạnh yếu tố thẩm mỹ và mang dấu ấn của văn hóa Việt, chúng tôi xác định lễ phục nhà nước phải đảm một số tiêu chí khác như sang trọng, tiện dụng, hiện đại. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề về thiết kế cụ thể vẫn còn ở phía trước”.
Vào cuối năm 2012, một cuộc hội thảo về vấn đề này đã được Cục MT&NA tổ chức tại Hà Nội. Rất nhiều tranh cãi đã được đặt ra tại Hội thảo này, trong đó ý kiến chọn áo dài (nữ) và áo dài khăn đóng (nam) chiếm đa số.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất