30/04/2013 08:05 GMT+7 | Văn hoá
Thế nhưng ông Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng Cục NTBD) cho biết sân khấu Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, trong đó đáng chú ý nhất là sự thiếu vắng lực lượng sáng tạo kế thừa, thiếu các đạo diễn trẻ giỏi nghề. Các trường vẫn vừa dạy vừa tìm tòi hướng đi, với đa phần là giáo trình có từ thời Đông Âu cũ nên khó tiếp thu và phát huy được sức mạnh của sân khấu đương đại, ra trường thiếu lực lượng đạo diễn trẻ có đủ thực lực cũng là dễ hiểu. Cách đây 6 năm (năm 2007), Bộ VH,TT&DL đã từng tổ chức cuộc thi này một lần, nhưng do thiếu chiến lược rõ ràng và dài lâu, nên chưa phát huy được tác dụng. Cuộc thi năm nay có tính chất thí điểm để tìm cách đổi mới phương thức tổ chức, chấm giải và tìm kiếm tài năng trẻ sân khấu một cách công bằng nhất.
Vở thể nghiệm Stereo woman - Được là chính mình thuộc hàng hiếm của cuộc thi.
Cuộc thi chưa chính thức bắt đầu nên khó có thể nói gì lúc này về việc “đổi mới phương thức tổ chức, chấm giải và tìm kiếm tài năng trẻ sân khấu một cách công bằng nhất” như ý của ông cục trưởng. Nhưng nhìn vào lực lượng “thí sinh” thì thấy có khá nhiều vấn đề.
22 đạo diễn trẻ là một con số đáng mừng trong hoàn cảnh khó khăn như ông cục trưởng nhận xét. Tuy nhiên, nhìn kỹ những cái tên “tài năng đạo diễn trẻ” có mặt tại sự kiện này, thì thấy thiếu nhiều cái tên giỏi nghề và đang nổi trên thị trường hiện nay như Vũ Minh, Đức Thịnh, Thái Hòa… Vài sân khấu có bề dày hoặc đẳng cấp như Kịch Idecaf, Kịch Sài Gòn, Kịch Hoàng Thái Thanh không có đạo diễn trẻ tham dự... Ông Huỳnh Anh Tuấn (Kịch IDECAF) nói thẳng lý do sân khấu này không có đạo diễn nào tham gia cuộc thi bởi theo ông, kiểu thi như thế này không còn ý nghĩa trong đời sống thực tế. Nếu che tên cuộc thi, người ta hoàn toàn có thể nghĩ đây là một liên hoan sân khấu toàn quốc hoặc khu vực, chỉ duy nhất khác ở quy định độ tuổi của đạo diễn (những người đã có nhiều vở dựng, thì không quá 40 tuổi, những người mới lần đầu dựng vở thì không quá tuổi 45), mà huy chương, giải thưởng chủ yếu để… đủ hồ sơ lên NSƯT hoặc NSND!
Đạo diễn Chánh Trực cũng từng nói thẳng về vấn đề “đi thi” này: “Nếu dựng vở đi thi bằng kinh phí tự bỏ ra, rồi sau khi thi xong dẹp bỏ thì thật là uổng phí. Thời buổi kinh tế khó khăn, các đơn vị sân khấu xã hội hóa không dám liều lĩnh nếu biết đầu tư chỉ để đi thi mà không mang lại hiệu quả kinh doanh. Các đơn vị quốc doanh nhờ có ngân sách nhà nước cấp nên họ mạnh dạn dựng vở đi thi nhằm tìm kiếm thành tích để báo cáo, có cơ sở để xin thêm ngân sách cho năm sau. Điều chúng tôi quan tâm là sau khi tranh tài, những người làm nghề sẽ đúc kết được gì cho việc phát triển nghề”.
Những vở đậm dấu ấn cách tân như Người đi qua thung lũng thì vắng mặt
Ở đâu nguồn sáng tạo mới?
Theo quy chế của cuộc thi, các vở diễn được công diễn từ 1/2008 tới nay của các đạo diễn có tuổi đời không quá 40 (với những người đã dựng nhiều vở) và không quá 45 (với những người dựng vở đầu tay). Từ năm 2008 tới nay - nghĩa là đã công diễn hơn 5 năm thì chắc là khó còn gì được xem là mới. Trong khi đó, nhiều gương mặt từ các loại hình sân khấu mới nảy sinh 1-2 năm trở lại đây như kịch diễn ở quán cà phê (Kịch Bệt) hay những sân khấu mới (Kịch Lê Hay, Kịch Tâm Ngọc…) lại vắng mặt. Kịch Bệt, Kịch Ngọc Tâm cho hay không nhận được thư mời như các đơn vị sân khấu khác nên cũng không biết thủ tục đăng ký dự thi thế nào. Đạo diễn Lê Hay (Kịch Lê Hay) không giấu giếm khó khăn của một sân khấu mới, “chẳng còn kinh phí và thời gian để tham gia cuộc thi, hội diễn. Sau này, khi bớt lo mấy chuyện ấy, biết đâu sẽ tham gia cho biết…”.
Có một thực tế thời gian gần đây kịch thể nghiệm phát triển khá mạnh ở TP.HCM. Từ nhà hát đến các CLB, các quán bar, quán cà phê, các hội nhóm… vẫn thấy nhiều thể nghiệm dành cho kịch. Đây là còn chưa tính hàng chục đạo diễn trẻ đang nổi lên từ các tiểu phẩm, kịch ngắn, vở dài… tại các quận đang thiếu sân khấu riêng, hoặc các vùng lân cận như Bình Dương, Biên Hòa, Vũng Tàu… Nếu có mặt trong cuộc thi, không ít trong số này có cơ hội làm nên chuyện, hoặc ít ra, sẽ làm phong phú thêm diện mạo chung.
Làm kịch thể nghiệm rất sớm (Bông cúc xanh trên đầm lầy, Giấc mộng đêm hè) nhưng rồi sớm chia tay với loại hình này, đạo diễn Lê Quý Dương từng chia sẻ về những khó khăn trong việc làm kịch thể nghiệm hay cách tân, đến mức, thôi thì chọn cái gì đó quen quen, dễ hiểu cho nó lành. NSND Lê Khanh cùng từng nhiều lần phát biểu: sân khấu của chúng ta đã cũ đến nỗi không thể cũ hơn!
Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu 2013 diễn ra từ ngày 22/4 đến 2/5 tại TP.HCM. Xem lịch diễn chi tiết tại www.nhahatthegioitre.com. |
Còn nhớ, năm 2008, tại Liên hoan Sân khấu thử nghiệm toàn quốc 2008, đã có những vở như Trấn Cổ Loa thành (rối cạn + kịch nói), Sanh vi tướng, tử vi thần (hát bộ, “bộ” mà không “hát”), Người đi qua thung lũng (nhạc vũ kịch + kịch nói), Nguyễn Du với Kiều (hát văn + âm nhạc tài tử + hát chèo + nhào trộn + kịch hình thể)… Có người đặt câu hỏi: Sao không kết hợp với các liên hoan dạng này để tìm kiếm tài năng mới, tổ chức thêm các cuộc thi khác làm gì cho tốn kém?
Gần đây có thông tin Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế tại Việt Nam sẽ được tổ chức. Chủ nhà Việt Nam sẽ xuất hiện như thế nào tại sự kiện đó khi mà ở cuộc thi giàu tính thử nghiệm nhất - cuộc thi tài năng trẻ đạo diễn sân khấu, cũng vắng các thể nghiệm?.
Văn Bảy
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất