24/07/2013 19:38 GMT+7 | Văn hoá
Đó là đồng Trị Nguyên Thông Bảo và Trị Bình Thông Bảo của quân khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1831 – 1834) và đồng Nguyên Long Thông Bảo của quân khởi nghĩa Nông Văn Vân ( 1832 – 1833 ).
Trị Nguyên Thông Bảo
Theo Allan Berker: Dưới thời Minh Mạng nhà Nguyễn cai trị, chính quyền trung ương bắt đầu sát nhập những vùng tự trị vào dưới sự kiểm soát của nhà nước phong kiến, và quá trình đó dẫn đó dẫn đến các cuộc khởi nghĩa ở cả miền Bắc lẫn miền Nam. Năm 1833, cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi đã kiểm soát được sáu tỉnh phía Nam. Trong cùng thời gian đó, Nông Văn Vân có họ với Lê Văn Khôi và là một Tri châu ở Bảo Lạc đã chiếm được một vùng phía Bắc sông Hồng. Sau hai năm cuộc khởi nghĩa bị quân nhà Nguyễn đàn áp. Người ta đồn rằng Nông Văn Vân đã trốn vào rừng sau khi tỵ nạn ở Trung Quốc. Ông ta đã bị quân nhà Nguyễn đốt rừng xua ra. Ở phía Nam, Lê Văn Khôi chiếm được Sài Gòn một thời gian, rồi cũng bị quân nhà Nguyễn đánh bại. Người ta nói rằng, sau khi thất bại Khôi bị đưa ra Huế xử tùng xẻo. Hai ngàn quân lính của Khôi cũng bị xử tử và chôn ở một chỗ ở Sài Gòn, gọi là đồng Mả.
Trị Bình Thông Bảo
Lịch sử Việt Nam cho biết như sau: Ngày 18 tháng 5 âm lịch, năm 1833, Nguyễn Hữu Khôi, là con nuôi của đại thần nhà Nguyễn Lê Văn Duyệt (tổng trấn Gia Định), nên còn gọi là Lê Văn Khôi, hay Lê Hữu Khôi, cùng với Nguyễn Văn Bột, Thái Công Triều, Lê Đắc Lực… khởi nghĩa ở thành Phiên An ( tỉnh Phiên An, tức thành Gia Định, tỉnh Gia Định ), chống lại triều đình nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài gây tổn thất cho triều đình (xem Biên niên Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXBKHXH, 1987).
Đến tháng 7 âm lịch năm 1835, cuộc khởi nghĩa của Khôi mới bị đàn áp hoàn toàn, và rất nhiều người bị tàn sát dã man. Cùng thời gian với Khôi, tháng 7 âm lịch năm 1833, Tri châu Bảo Lạc, Tuyên Quang là Nông Văn Vân khởi nghĩa chống triều đình. Thời gian này em của Khôi là Lê Văn Khoa cũng chiêu mộ hơn 3000 người cùng các thổ ty khởi binh ở Lạng Sơn. Tháng 3 âm lịch năm 1835 cuộc khởi nghĩa của Vân khắp bốn tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang cũng bị dập tắt. Nhà Nguyễn bỏ chế độ lưu quan, trực tiếp nắm các châu huyện xa (xem sách đã dẫn trên). Như vậy đây là hai cuộc khởi nghĩa ở hai miền đồng thời, theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Vân là người Cao Bằng, tên là Nguyễn Hữu Khôi, chạy vào Nam làm con nuôi Lê Văn Duyệt. Vân là anh vợ Khôi, nhân cũng bị quan trách tội và muốn hưởng ứng với Khôi nên nối lên cùng lúc. Sau khi, hạ thành Gia Định, quân nhà Nguyễn sát hại đến 1831 người chôn cùng một chỗ gọi là Mả Ngụy. Thành Gia Định bị san phẳng.
Nguyên Long Thông Bảo
Theo Allan Berker, Lê Văn Khôi ( 1831 – 1834 ) lấy tước hiệu là Trị Nguyên vương. Cùng vài truyền thuyết không chắc chắn nên tiền của Khôi có tên là Trị Nguyên Thông Bảo và Trị Nguyên Thánh Bảo. Các sách khác cho rằng tiền này làm bằng đồng trắng, hợp kim với kẽm, điều này là đúng với thực trạng các đồng tiền đó.
Tuy nhiên hai tài liệu của Thierry và Plates (mà Allan Berker dẫn) thì lại cho rằng đồng Trị Nguyên Thông Bảo là bằng đồng mới là Lê Văn Khôi. Plates cho rằng cả hai đồng tiền có kiểu chữ giống nhau và khác với tiền của Minh Mạng lúc bấy giờ. Người ta cũng cho rằng, dân khởi nghĩa hay dùng chữ Bình (bình định, dẹp loạn) trong ăn nói hay đồng tiền.
Do ở Cao Bằng đã có sẵn một số đồng tiền của nhà Mạc như Khai Kiến Thông Bảo, Sùng Minh Thông Bảo và Chính Nguyên Thông Bảo, nên người ta có xu hướng ghép đồng tiền Nguyên Long Thông Bảo vào nhóm tiền nhà Mạc Cao Bằng. Tuy nhiên kiểu chữ của tiền Nguyên Long khác với tiền nhà Mạc, và Nông Văn Vân cũng lấy hiệu là Nguyên Long vương, nên có thể tin rằng đồng Nguyên Long Thông Bảo của nghĩa quân này phát hành. Các đồng tiền Nông Văn Vân cũng như tiền của Minh Mạng đúc bằng đồng.Phan Cẩm Thượng
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất