Công bố đề cử Oscar lần thứ 85: Oscar vẫn lạnh nhạt với "bom tấn"

11/01/2013 07:00 GMT+7 | Phim

(Thethaovanhoa.vn) - Tối 10/1 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mđã chính thức công bđề cử giải Oscar lần thứ 85. Kết quả cho thấy một điều, hạng mục Phim hay nhất vẫn lạnh nhạt với phim "bom tấn" thương mại.

Trong lịch sử 85 năm của Oscar (tính đến 2013), các bom tấn giành giải Phim hay nhất cũng chỉ nhiều hơn số ngón trên 2 bàn tay một chút. Trong đó có những tác phẩm kinh điển như Cuốn theo chiều gió, Ben-Hur, Bố già, Titanic, Forrest Gump, Chúa Nhẫn phần 3...

Năm nay, The Avengers, The Dark Knight Rises hay The Hunger Games, những phim bom tấn mang về cả đống tiền cho ngành công nghiệp điện ảnh thế giới năm qua đã vắng mặt trong bảng đề cử Oscar Phim hay nhất (công bố tối qua 10/1), bất chấp mong muốn thu hút khán giả đại chúng của Viện Hàn lâm và ngóng đợi của người hâm mộ các phim này.

Skyfall còn không được đề c nữa là!

Để lọt vào danh sách đề cử Phim hay nhất, một bộ phim phải giành được ít nhất 5% phiếu bầu từ Viện Hàn lâm. Điều đó có nghĩa là luôn có cơ hội cho một đề cử ít người nghĩ đến.

Nhà báo Mark Hughes của Forbes cho rằng năm nay nếu có cơ hội đó cho phim bom tấn thì sẽ là Skyfall hoặc The Hobbit. Trong đó, Skyfall được đánh giá cao hơn. Đây là một thành công trong sự nghiệp đạo diễn của Sam Mendes, được giới phê bình năm qua khen ngợi hết lời. Skyfall cũng là phim James Bond đầu tiên có doanh thu toàn cầu 1 tỷ USD. Rốt cuộc, cả hai phim đều trượt đề cử Phim hay nhất.

Trang blog điện ảnh Fandango nhận định “Nếu có phim bom tấn nào được đề cử thì phải là Skyfall”, nhưng điều đó đã không xảy ra

Trong khi đó, những phim nghệ thuật được kỳ vọng nhất năm nay đã được đề cử là Lincoln, Les Miserables hay Zero Dark Thirty. Lincoln Les Miz (viết tắt của Les Miserables) làm ăn khấm khá với lần lượt 144 triệu USD và 172 triệu USD (tính đến trước khi công bố đề cử Oscar) nhưng còn lâu mới là những phim ăn khách nhất năm.

Còn Zero Dark Thirty, một tác phẩm của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow, cũng giống như phim đoạt Oscar trước đó của bà là The Hurt Locker có một phạm vi khán giả hạn chế. Bộ phim về vụ tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden Zero Dark Thirty chỉ chiếu ở một số ít rạp trên khắp nước Mỹ và đến cuối tuần này mới mở rộng thêm một chút.

Một Oscar “lành mạnh” hơn

Theo Forbes, phim bom tấn không được đề cử Oscar cũng chẳng phải thiệt thòi gì lớn. Bởi những phim như The Avengers (phim doanh thu cao nhất năm qua) không cần quảng bá thêm để bán DVD. Chính những phim như Zero Dark Thirty mới thực sự cần đến Oscar.

Đề cử tập trung vào các phim được xem là "nhỏ" như vậy khiến Hollywood "lành mạnh" hơn về tổng thể, dù các nhà tổ chức có muốn tăng thêm gia vị cho "bữa tiệc" Oscar.

Từ năm 2009, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Điện ảnh Mỹ đã có một quyết định táo bạo khi tăng số đề cử Phim hay nhất từ 5 lên 10. Quyết định được đưa ra sau khi bộ phim được nhiều người yêu thích The Dark Knight trượt đề cử năm 2008 (năm nay phần mới của The Dark Knight lại trượt tiếp).

Động thái này của Viện Hàn lâm cũng nhằm mục đích tăng số phim nổi tiếng và ăn khách trong bảng đề cử, từ đó thu hút người hâm mộ của các phim này quan tâm hơn đến giải Oscar.

Oscar đang trong tình trạng phải huy động sức hút từ nhiều nơi, khi doanh thu và lượng khán giả theo dõi truyền hình đều đang giảm. Chẳng hạn, từ truyền hình: mời Seth MacFarlane, một biên kịch kiêm nhà sản xuất truyền hình, dẫn chương trình lễ trao giải vào ngày 24/2 tới.


Cảnh trong phim Zero Dark Thirty

Dân Mỹ thích Lincoln Những người khốn khổ

Cuộc khảo sát trước Oscar của hãng tin Reuters và một hãng nghiên cứu thị trường công bố hôm 9/1 cho thấy bộ phim về cựu Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ, Lincoln, hay phim ca nhạc chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển Les Miserables (Những người khốn khổ) là hai lựa chọn của người Mỹ cho giải Phim hay nhất.

Về các hạng mục diễn xuất, dân Mỹ chọn Anne Hathaway (vai Fantine trong Những người khốn khổ) Daniel Day-Lewis (vai Abraham Lincoln trong Lincoln). Cuối cùng, Daniel Day-Lewis được đề cử Nam chính thật, còn Anne Hathaway được đề cử Nữ phụ.

Người Mỹ cũng mong những phim được đánh giá cao trong bảng đề cử, suýt soát giành tượng vàng sẽ là The Hobbit, Django Unchained hay Life of Pi. Trong 3 phim này, chỉ có The Hobbit trượt đề cử. Một sự trở lại không viên mãn lắm của đạo diễn Peter Jackson.

Nhưng, cuộc thăm dò cũng cho thấy có sự chênh nhau khá rõ giữa mức độ được yêu thích và khả năng đoạt giải. Thậm chí, trong những khán giả được hỏi, có khoảng 52% chưa xem phim nào trong số 24 phim mà ReutersIpsos đưa ra.

Danh sách đề cử Oscar của Viện Hàn lâm vừa công bố vào sáng 10/1 (giờ Los Angeles, tức tối 10/1 theo giờ Hà Nội) do 6000 nhân vật trong ngành điện ảnh bầu ra. Năm nay, lễ trao giải Oscar lần thứ 85 diễn ra vào ngày 24/2 tại Nhà hát Dolby thuộc quận Hollywood của Los Angeles (Mỹ).

War Witch của Kim Nguyễn vào đề cử Oscar

Đúng như kỳ vọng của đạo diễn Bá Vũ trên TT&VH Cuối tuần, bộ phim War Witch(Phù thủy chiến tranh) - bộ phim Canada của đạo diễn gốc Việt Kim Nguyễn đã chính thức được đề cử Oscar Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Đây là bộ phim thứ ba liên tiếp của Canada đạt được thành công này. War Witch kể về Komona, một bé gái bị ép buộc đi lính tại một đất nước ở châu Phi.

Vai Komona 12 tuổi là vai diễn đầu tay của nữ diễn viên trẻ tài năng Rachel Mwanza - người đoạt giải diễn xuất tại hai LHP Berlin và Tribeca hồi năm ngoái.

Nhân vật Komona bị một lực lượng nổi dậy buộc phải giết chết cha mẹ mình, được trao cho khẩu súng và tiêm nhiễm vào đầu suy nghĩ “Khẩu súng là cha là mẹ”. Mwanza đã thể hiện rất tốt tâm lý của một đứa trẻ khi rơi vào hoàn cảnh ác mộng đến người lớn cũng phải kinh sợ.

Kim Nguyễn, đạo diễn gốc Việt sinh ở Montreal (Canada), từng phát biểu rằng đề cử Oscar đối với War Witch là “một đặc ân và vinh dự lớn”. “Tôi nhớ mãi khi Rachel Mwanza - nữ diễn viên châu Phi đầu tiên đoạt giải Gấu Bạc tại LHP Berlin - trở về nhà ở Congo và được chào đón bởi đám đông đầy tự hào. Trong trường hợp War Witch, những sự công nhận như vậy làm nên điều khác biệt. Người ta đã mang niềm tự hào trở lại với những quốc gia thực sự cần nó”.

Câu chuyện trong phim diễn ra tại một đất nước không tên, còn ngoài đời phim quay ở Congo, là bộ phim nước ngoài đầu tiên quay ở Congo.

Hạ Huyền (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm