(TT&VH) - Nhắc đến nhạc sĩ Trần Đức nhiều thế hệ học sinh thường nhớ ngay đến những ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng qua bài hát Mơ ước ngày mai: Em mang trên vai mầu khăn tươi thắm/Bao niềm mơ ước tươi sáng ngày mai/Ngọn cờ trao tay, theo Đoàn em tiến bước/Thành người chiến sỹ cho ngày hôm nay/Thành người chiến sỹ xây cuộc đời trong tương lai. Nhưng có lẽ nhiều học sinh nhớ đến ông hơn cả là qua ca khúc Khi tóc thầy bạc: “Khi tóc thầy bạc/Tóc em vẫn còn xanh/Khi tóc thầy bạc trắng/Chúng em đã khôn lớn rồi…” Ông viết bài hát này là để tri ân người thầy giáo cũ của mình.
Từ ấn tượng sâu sắc về thầy giáo dạy văn
Nhạc sĩ Trần Đức sinh năm 1937 tại Vị Xuyên, Nam Định, Ngày còn nhỏ, ông theo gia đình sơ tán vào Thị xã Thanh Hóa. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, gia đình tiếp tục chuyển vào Nông Cống, cách Thị xã Thanh Hóa gần 20km. Đây là nơi được ông xem như quê hương thứ hai và là nơi tuổi thơ của ông trôi đi trong mối tình cảm bạn bè một thời đánh bi, đánh đáo, chơi khăng, đi tát vũng, tát vụng bắt cá bắt tôm.
Ông kể: “Thời ở Nông Cống, tôi được học với một người thầy giỏi, tên là Nguyễn Đức Ninh. Không chỉ giỏi về kiến thức mà thầy Ninh còn rất giỏi về tầm định hướng cho học sinh. Một lần, thầy Ninh ngồi uống trà với mẹ tôi có nói: Bác cố gắng nuôi nấng cho cháu thành người, sau này lớn lên cháu phát triển khả năng của bản thân mình, tôi nghĩ cháu sẽ thành một văn nhân, giúp ích cho đời. Hôm ấy, tôi quạt nước hầu trà hai cụ nên nghe trọn câu chuyện giữa thầy và mẹ nên đến bây giờ còn nhớ mãi câu của thầy nói với mẹ.
Nhạc sĩ Trần Đức và cháu ngoại
Thời tôi học, người ta chưa gọi là Tập làm văn mà là Luận. Tôi học văn, nói cho nó khiêm nhường vào loại khá. Những bài luận của tôi thường được thầy giáo Ninh đọc trước lớp, khen ngữ nghĩa trong sáng và nhiều tứ. Học văn và dạy văn trước kia đem ra so với ngày nay thì không thể so được và tôi cũng không dám luận bàn với các thầy giáo đương đại về môn văn họ đang giảng dạy. Nhưng, “văn” là “người”. Dạy văn là dạy người. Con người như thế nào thì nó sẽ thể hiện qua câu chữ, văn chương như thế. Thầy giáo của tôi, trong 50 học sinh, thầy đều nắm được tính cách, năng lực,tâm lý của từng trò qua những bài luận của chính các em. Ai có thể phát triển về con đường văn chương, chữ nghĩa thầy đọc luận sẽ biết. Ai mà thầy thấy văn chương sau này sẽ không thuận cho cuộc đời họ thầy cũng sẽ khuyên nhủ và định hướng cụ thể. Cho nên, tôi không dám so thầy giáo của tôi với thầy giáo bây giờ nhưng thầy giáo thời tôi được học khó mà tìm được, ít nhất là trong quãng đời làm học sinh của tôi.
Viết bài hát tri ân thầy
Những năm 90 của thế kỷ trước, trong một chuyến công tác về Thanh Hóa, nhạc sĩ Trần Đức có trở về Nông Cống tìm thầy Ninh. Ông xúc động: Gặp được thầy, một hình ảnh làm tôi rất xúc động đó là tóc thầy đã bạc trắng. Ngày tôi học với thầy, tôi chỉ cao đến ngang vai thầy nhưng trong lần gặp gỡ ấy, đứng so với tôi thầy chỉ cao ngang vai tôi. Năm 1994, trong cuộc vận động viết về người giáo viên nhân dân, tất cả những hình ảnh lần gặp gỡ thầy Ninh lại sống dậy trong tôi và tôi đã viết Khi tóc thầy bạc:
Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh Khi
tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi Thời gian trôi nhanh mau
Cầu Kiều thầy đưa qua sông Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường Một
con đò sang ngang Ôi lòng thấy mênh mang Cho em biết yêu cánh cò trong
câu ca dao Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan và
cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng Bài học làm người
em vẫn nhớ ghi Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy
Năm 1999, báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ VN, Ban Khoa học Giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói VN tổ chức cuộc bình chọn “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20” thì nhạc sĩ Trần Đức có 2 bài Khi tóc thầy bạc và Mơ ước ngày mai.
Nhạc sĩ, NSƯT Trần Đức xúc động: Sau khi ca khúc được bình chọn, tôi đã mang thành tích này về lại Nông Cống. Đến cầu Quan, tôi dừng lại, đặt bài hát lên án thư, thắp ba nén nhang “báo cáo” với thầy. Trong tâm khảm tôi, tôi luôn nhớ và biết ơn những gì thầy Ninh đã định hướng, dạy dỗ tôi nên người. Tôi cũng mong rằng, thế hệ ngày hôm nay cần phải hiểu sâu sắc về người thầy, biết ơn những người thầy vì như các cụ đã nói Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy), Vạn thế sư biểu (Người thầy của muôn đời). Các thế hệ học sinh, sau khi trưởng thành, quyền cao, chức trọng, làm nên ông này, bà nọ đi chăng nữa thì nên nhớ lấy công ơn người đã gieo hạt mầm trí tuệ đầu tiên cho mình.
Kỳ sau (Chủ nhật 5/3): “Cha đẻ” của “Những bông hoa nhỏ”
Tiếp tục có thêm hai cầu thủ Indonesia bỏ ngỏ khả năng ra sân trận đấu gặp Manchester United. Điều này sẽ trở thành một bài toán hóc búa về mặt lực lượng đối với HLV Kim Sang Sik.
Trong những ngày này, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi cùng nhân dân cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4, tại TP HCM
20 năm kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), Ngành Thể dục thể thao (TDTT) đã có hàng nghìn cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, sinh viên các trường TDTT có mặt trong đội quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ngành Thể dục thể thao trong các năm gian khổ quyết liệt ấy còn liên tiếp cử nhiều cán bộ đi B (miền Nam) tăng cường cho các vùng giải phóng của các tỉnh Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ do Ban B. thuộc Tổng cục TDTT khi ấy chỉ đạo...
Lịch sử đối đầu Barcelona vs Inter Milan tại đấu trường Champions League cho thấy sự lấn lướt rõ rệt của đại diện La Liga trước đại diện Serie A trong các lần chạm trán trực tiếp.
Người ta thường nói “Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn”, nhưng với Barcelona, mốc thời gian đã là 15 năm sau lần bị Inter loại cay đắng ở bán kết Champions League mùa 2009-10. Một lần nữa gặp nhau ở bán kết, giờ là lúc họ thanh toán món nợ đó.
Các cổ động viên Arsenal đã bị cáo buộc thiếu tôn trọng Giáo hoàng Francis khi làm gián đoạn phút mặc niệm trước trận bán kết Champions League với Paris Saint-Germain tại sân Emirates.
Trong trận bán kết lượt đi Champions League giữa Arsenal và PSG, huyền thoại bóng đá Anh Alan Shearer đã không ngần ngại chỉ trích trọng tài Slavko Vincic vì màn điều khiển trận đấu gây tranh cãi trong hiệp một.
Hòa trong không khí trọng đại của đất nước sau 50 năm thống nhất non sông, hàng triệu con tim người dân đất Việt trong cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè thế giới yêu chuộng hòa bình hướng về Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
“Ngôi sao tăng trưởng của khu vực”, “Con rồng châu Á”, hay “cường quốc sản xuất Đông Nam Á”… - cách đây 50 năm không ai có thể nghĩ đây là những gì thế giới sẽ nói về Việt Nam, đất nước thời điểm đó vừa bước qua hàng thập niên chiến tranh, phải phục hồi từ những mất mát, đổ nát trong điều kiện bị bao vây cấm vận. Thế nên, chứng kiến những bước phát triển vượt bậc ngày nay của Việt Nam, bạn bè quốc tế đều bày tỏ khâm phục.
Mở đầu cuộc trò chuyện, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ với người viết về những năm "kết thúc bằng số 5" luôn mang tính bản lề trong lịch sử Việt Nam.
Chúng tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Tuyên vào một ngày Hà Nội rực nắng. Trong căn nhà nhỏ trên phố Vạn Bảo, ông thong thả ngồi trên chiếc ghế tựa quen thuộc, dõi theo chương trình ca nhạc phát trên truyền hình – nơi những khúc ca cách mạng vẫn vang lên mỗi dịp tháng Tư lịch sử.
Hôm nay là ngày trọng đại, ngày Thống nhất. Nửa thế kỷ trước, năm cánh quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, xe tăng xô tung cửa Dinh Ðộc Lập, lá cờ Giải phóng tung bay trên bầu trời vào trưa 30/4/1975 và sóng phát thanh truyền đi tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống nguỵ Dương Văn Minh.
XSMB 29/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 29/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.