Hoàng Đức Chính và “cổng gió” một thời người lính đi qua

22/12/2009 09:29 GMT+7 | Đọc - Xem

(TT&VH) - Cổng gió thời oanh liệt/ Cờ bay đỏ đỉnh đèo/ Người đi như trẩy hội/ Lòng vang khúc gió reo... là một đoạn trong bài Cổng gió được dùng đặt tên cho cả tập thơ. Cổng gió (NXB Hội Nhà văn) có gần 90 bài. Đây là tập thơ thứ 4 của Hoàng Đức Chính, sau các tập Hoa trong hầm vây lấn, Hai phía cổng làng, Thời gian của đất.

Không phải ngẫu nhiên mà Cổng gió ra mắt đúng dịp ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, vì tác giả của tập thơ gần như trọn đời sống trong quân ngũ qua các cuộc chiến tranh thống nhất đất nước và bảo vệ biên giới Tây Nam: Buổi tiễn đưa dấu một câu thơ cũ/ Người đi vào bão táp Trường Sơn (Như là cổ tích).


Cổng gió có nhiều câu viết về người lính thật xúc động khi họ nhớ về mẹ của riêng mình hay mẹ hiền - Tổ quốc: Đếm đồng đội của con trên quai ba-lô/ Mẹ hỏi mấy đứa không về?!/ Nén hương lay gió bàn thờ/ Tay mẹ vịn vào hồn người lính (Mẹ lính) hoặc: Bàn tay áp lồng ngực chuẩn bị xung phong/ Phút chờ đợi người lính gọi cánh đồng mang tên mẹ (Miền nhớ).


H.Nhân

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm