10/03/2009 13:51 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Dọc con đường quê xứ Kinh Bắc, thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp một vài khu mộ cổ bằng đá có tạc hình linh thú như voi, ngựa, nghê, sấu đứng chầu hai bên; cũng có khi thấy cả một khu lăng mộ tầng tầng lớp lớp voi ngựa, quân hầu võ tướng, tưởng như một góc của.. lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Vùng đất dày đặc lăng đá - mộ xác ướp
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về lăng đá ở Việt Nam trên phạm vị cả vùng Kinh Bắc xưa với 55 công trình lăng đá trong đó tỉnh Bắc Giang có 46 công trình, Bắc Ninh có 9 công trình, riêng huyện Hiệp Hòa - Bắc Giang có 22 lăng.
TS Nguyễn Huy Hạnh sinh năm 1956, nguyên là PGĐ Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, hiện là Trưởng phòng Nghiên cứu - Sưu tầm, Trung tâm Bảo tồn khu Di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội. |
Ông Hạnh cho biết: “Mộ hợp chất có thể hiểu như là “công nghệ” ướp xác của người xưa: Thi hài người đã mất sau khi được ngâm vào dầu thông cho thơm sẽ được mặc rất nhiều quần áo đẹp có thêu hình rồng phượng. Đặc biệt ở xứ Kinh Bắc có thi hài được mặc tới 50 bộ quần áo. Tiếp theo người ta đóng một chiếc quan tài bằng gỗ Ngọc Am dày từ 12 - 15 phân (gỗ Ngọc Am chính là gỗ thông già có mùi thơm rất đặc trưng). Dưới đáy quan tài thường rải chè búp, hoa hòe, rồi đặt một tấm thất tinh để ngăn, giúp cho xác ướp được thơm và khô ráo. Tấm thất tinh khắc sao làm từ gỗ Dổi, loại gỗ rất nhẹ và thơm, có khắc hình 7 chòm sao. Thi hài sau khi được đặt ngay ngắn chính giữa quan tài thì chèn tiếp nhiều lớp giấy bản xung quanh để hút ẩm. Những chiếc đinh đồng dài khoảng 1 gang tay được dùng để đóng nắp quan tài. Cuối cùng, người ta lấy muối, vôi, cám gạp nếp, bột gạo nếp, mật mía… trộn đều, giã nhuyễn thành một hỗn hợp gọi là “vữa hợp chất” và đổ xung quanh quan tài tạo thành chiếc quách rắn chắc đến nỗi nếu ta dùng cuốc bổ vào cũng chỉ xây xát một chút”…
Cần xây dựng “Bảo tàng đá ngoài trời” ở Bắc Giang
Đáng tiếc là cho đến nay, hầu hết các khu lăng đá ở Bắc Giang đều bị xâm hại với các mức độ khác nhau. Đặc biệt hiện tượng đào trộm mộ cổ và xâm lấn đất đai di tích vẫn diễn ra. Vì vậy đòi hỏi trước tiên và cũng là yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu, thẩm định hệ giá trị những di sản văn hóa quý đó, nhằm định hướng những phương án bảo vệ tối ưu và lâu dài cho các lăng đá.
Trong 24 năm nghiên cứu lăng đá, ông Hạnh đi tìm tòi, quan sát các lăng đá và nghiên cứu thuật phong thủy bởi theo ông thuật phong thủy vốn là quan niệm tín ngưỡng liên quan chặt chẽ đến việc quy hoạch xây cất lăng mộ và bài trí tiếu tượng, đồ thờ trong lăng đá. Ông kể lại chuyện một lần về huyện Hiệp Hòa tìm hiểu lăng đá, với dáng người to đậm của mình ông đã bị nhân dân nghi ngờ là “lão người Tàu sang đào trộm mộ cổ ở Việt Nam”.
Từ việc nghiên cứu 55 lăng đá, ông đi đến nhận định “Giá trị của nghệ thuật điêu khắc lăng đá xứ Bắc đa dạng phong phú, sống động, đẹp đẽ. Tưởng đâu nghệ thuật điêu khắc đá truyền thống Việt được phục hồi và mang tâm hồn dân tộc ở thế kỷ 17 - 18, khi mà văn hóa dân gian và văn hóa cung đình xích lại gần nhau và gắn bó thì mỗi lăng đá xứ Bắc là một bức tranh kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật vô giá.”
Ý tưởng xây dựng đề án “Bảo tàng đá ngoài trời” của ông Hạnh đã hình thành từ những năm 90. Bản đề án đưa ra khá chi tiết và công phu đã được Ủy ban khoa học kỹ thuật tỉnh Hà Bắc (cũ) chấp thuận và Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt qua. Nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được thực hiện do một số nguyên nhân chính như kinh phí đầu tư còn quá eo hẹp; khuôn viên phía trước Bảo tàng tỉnh - khu vực dự định đặt “Bảo tàng đá ngoài trời” có quy mô không lớn; những di tích lịch sử bằng đá tìm được và đưa về bảo tàng cũng chưa nhiều…
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất