Lịch sử cúp C1/Champions League

30/05/2008 17:14 GMT+7 | Thể thao

(TT&VH Online) - Năm 1954, nhà báo Gabrief Hanot của tờ L’Equipe đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1/1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2/4//1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.

Lịch sử 
 
Trận đấu đầu tiên của giải đấu này đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3.
 
Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự). Từ mùa bóng 1992/1993 giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Italia được quyền cử 4 đội tham gia.
 
Nhạc hiệu
 
Bản nhạc nền Cúp C1 Châu do do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Hadel (1658-1759), được giàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (London - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.

Các đội tham dự và thể thức thi đấu

Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-1997
 
Kể từ khi ra đời với tên gọi Cúp C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được Cúp C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác.
 
Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1992 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội. Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 của Cúp C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt một thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucarest của Romania được vào thẳng vòng 2.
 
Marseille celebrate winning the first UEFA Champions League in 1993
Marseille giành Cúp Champions League đầu tiên năm 1993

Từ mùa bóng 1997-1998

UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn.
  
Theo đó, 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có có cơ hội đoạt Cup này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.
 
Quy định hiện nay

Vòng sơ loại đầu tiên: gồm 22 đội vô địch quốc gia các nước được xếp hạng từ 27 và thấp hơn.

- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).

- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).

- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.

Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.

- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.

Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.

- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.

- Bán kết:

- Chung kết:

Có tất cả 239 trận đấu.

- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA
 
Thể thức bốc thăm phân cặp

Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.

- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.

- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.

- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.

- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.

- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.
 
Xếp hạng vòng bảng

Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.

- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp

- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.

- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn

- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng

- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng
 
 
Michael Carrick, Rio Ferdinand and Wes Brown of Manchester United ...
M.U vô địch Champions League mùa 2007/08
 
 
Danh sách các đội vô địch
 
1955/56 Real Madrid

1956/57 Real Madrid

1957/58 Real Madrid

1958/59 Real Madrid

1959/60 Real Madrid

1960/61 Benfica

1961/62 Benfica

1962/63 Milan

1963/64 Inter Milan

1964/65 Inter Milan

1965/66 Real Madrid

1966/67 Celtic

1967/68 Manchester United

1968/69 Milan

1969/70 Feyenoord

1970/71 Ajax

1971/72 Ajax

1972/73 Ajax

1973/74 Bayern Munich

1974/75 Bayern Munich

1975/76 Bayern Munich

1976/77 Liverpool

1977/78 Liverpool

1978/79 Nottingham Forest

1979/80 Nottingham Forest

1980/81 Liverpool

1981/82 Aston Villa

1982/83 Hamburg SV

1983/84 Liverpool

1984/85 Juventus

1985/86 Steaua Bucarest

1986/87 Porto

1987/88 PSV

1988/89 Milan

1989/90 Milan

1990/91 Sao Đỏ Belgrade

1991/92 Barcelona

1992/93 Olympique Marseille

1993/94 Milan

1994/95 Ajax

1995/96 Juventus

1996/97 Borussia Dortmund

1997/98 Real Madrid

1998/99 Manchester United

1999/00 Real Madrid

2000/01 Bayern Munich

2001/02 Real Madrid

2002/03 Milan

2003/04 Porto

2004/05 Liverpool

2005/06 Barcelona

2006/07 Milan

2007/08 Manchester United
 
Huyền Trang (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm