Tham vọng lập kỷ lục thế giới sẽ dẫn tới sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc?

07/08/2013 09:50 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Những báo hiệu của sự sụp đổ nền kinh tế trong lịch sử là bài học cảnh tỉnh tới tham vọng xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới ở Trung Quốc.

Ngày 20/7 vừa qua, các nhà quy hoạch ở Trung Quốc đã tiến hành khởi công xây dựng tòa nhà Sky City. Tòa nhà dự kiến được hoàn thành vào năm 2014 với độ cao lên tới 838 m, Sky city sẽ trở thành tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới. Nhiều hơn tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai chỉ 10 m.

"Mỗi khi các tòa nhà chọc trời được xây dựng đều có liên hệ với sự sụp đổ và suy thoái của nền kinh tế. Điều này đã diễn ra trong suốt 150 năm qua", Andrew Lawrence người đứng đầu tổ chức nghiên cứu về bất động sản tại Trung Quốc và Hong Kong chia sẻ.

Biểu đồ mô tả những tòa nhà cao nhất thế giới tới năm 2014

Theo các tài liệu ghi nhận được thì trong thế kỷ trước, cứ mỗi khi có một tòa nhà chọc trời được xây dựng là khi đó có sự suy thoái hay thậm chí dẫn tới sụp đổ nền kinh tế ở quốc gia đó.

Ở Mỹ thời điểm năm 1929, tòa nhà Chryster Building được xây dựng tại New York đã phá kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao 329 m. Chỉ 5 ngày sau, thị trường chứng khoán phố Wall tạo nên sự sụt giảm 13% chưa từng có dẫn tới cuộc đại khủng hoảng của đất nước.

Tháng 3/1996, đến lượt tòa nhà Petronas Towers ở Malaysia tạo nên kỷ lục thế giới với độ cao 452 m. 16 tháng sau, Malaysia đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính khiến thị trường chứng khoán giảm một nửa giá trị vào cuối năm 1997.

Và ở Dubai, tòa nhà giữ kỷ lục cao nhất thế giới Burj Khalifa được khánh thành vào tháng 10/2009. Chỉ hai tháng sau, cuộc khủng hoảng nợ lớn nhất như một cú đánh mạnh vào thành phố giàu có ở Trung Đông cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trải rộng trên toàn thế giới.

Cơn bão kinh tế cũng không buông tha các tòa nhà chọc trời Empire State, Trung tâm thương mại thế giới một thời ở New York và Đài Bắc 101 ở Đài Loan.

Tòa tháp đôi Petronas Tower ở Kuala Lumpur, Malaysia

Điểm giống nhau giữa việc xây dựng các tòa nhà chọc trời và sự suy giảm nền kinh tế đều gắn liền với sự bùng nổ các quỹ tín dụng. Giống như ở thời điểm Trung Quốc năm 2008, Trung Quốc đưa ra một loạt các chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy niềm hi vọng của các nhà đầu tư. Và khi đó sự bùng nổ các tòa nhà bất động sản một cách không cần thiết đang trở lại ám ảnh các nhà xây dựng và đầu tư.

"Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng chiếm tới 40% số lượng các tòa nhà chọc trời của thế giới", Lawrence cho biết. Tuần trước, những mảnh ghép cuối cùng của tòa cao ốc ở Thượng Hải đã hoàn thành đưa Shanghai Tower sớm trở thành tòa nhà cao nhất Trung Quốc.

"Người Trung Quốc rõ ràng không hề e ngại xây dựng những tòa nhà cao nhất thế giới như ở Thượng Hải", người sáng lập công ty thiết kế toàn cầu Genster và nhóm kiến trúc sư phân tích. "Họ muốn có một tòa nhà mang tính biểu tượng đại diện đất nước Trung Quốc, một biểu tượng cao nhất của thế giới".

Sự lo lắng về một sự sụp nổ nền kinh tế Trung Quốc cũng vì thế mà trở nên ngày càng gần với hiện thực hơn trước. Nếu như nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ thì sẽ kéo theo toàn bộ nền kinh thế giới vốn đã gặp không ít khó khăn.

Trong tháng 7, những số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ phát triển sụt giảm còn 7,5% trong quý II năm nay. Tốc độ phát triển chậm nhất trong 9 tháng qua. Trong nhiều thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc luôn phát triển đồng đều với GDP ở mức 10%.

Nguyễn Hồng Đăng
Theo CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm