Thủ môn Bùi Tấn Trường: Chuyện chép ở bệnh viện

24/12/2009 09:43 GMT+7 | Các ĐTQG

(TT&VH) - Một khi đã là cầu thủ ngôi sao thì ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng là ngôi sao, câu nói này rất ứng nghiệm với trường hợp của thủ môn U23 Việt Nam Bùi Tấn Trường. Trong suốt mấy ngày nằm ở khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Việt Đức, Tấn Trường lúc nào cũng là tâm điểm của sự chú ý, từ các bác sỹ, y tá, hộ lý cho tới các bệnh nhân và người nhà của họ.

Với chiều cao lênh khênh 1m88 cùng khuôn mặt đã trở nên quá sức quen thuộc trên màn ảnh truyền hình, rất dễ để nhận ra Tấn Trường trong số các bệnh nhân đang điều trị tại khoa Chấn thương Chỉnh hình.

Trong lịch sử hoạt  động của bệnh viện Việt Đức, Tấn Trường là  người hiếm hoi dù còn nằm trên giường bệnh nhưng liên tục được xin chữ ký rồi chụp ảnh lưu niệm. Cũng may là Tấn Trường chỉ bị chấn thương ở vai trái, còn tay phải vẫn hoạt động bình thường, nên các CĐV ái mộ chàng thủ môn cao kều này không khó khăn lắm để xin chữ ký của Trường.

Hôm qua, trên một chặng đường không dài từ khoa Chấn thương Chỉnh hình ra cổng bệnh viện để ra về, Tấn Trường đã phải trả lời không biết bao nhiêu câu hỏi, và hầu hết tất cả những ai khi đi qua Trường đều ngoái lại để nhìn mặt, hỏi thăm hoặc cười nói với Trường như thể đã quen biết từ lâu.

Thậm chí có cô  bé dù đã đi cách Trường rất xa, nhưng do ngờ ngợ sao đó nên ba chân bốn cẳng chạy

Trong suốt thời gian điều trị chấn thương tại Hà Nội, Tấn Trường luôn có một “săn sóc viên” rất nhiệt tình ở bên cạnh là cô bạn gái Ngọc Liên. Theo giới thiệu của Trường, 2 người đã yêu nhau được khoảng 3,5 năm. Sau khi xuất viện, Trường đã lên xe về khách sạn La Thành, nơi ĐT Việt Nam trú quân, để bác sỹ ĐT Việt Nam Nguyễn Trọng Hiền theo dõi chấn thương của Trường khoảng 1 tuần rồi sẽ để thủ môn này trở về Đồng Tháp.

ngược trở lại chỉ để nhìn xem có phải đấy là Tấn Trường bằng xương bằng thịt hay không rồi lại chạy đi. Ra tới cổng bệnh viện, Tấn Trường vẫn còn phải đáp lời hỏi thăm của mấy anh nhân viên bảo vệ rồi mới lên được xe taxi. Chưa hết, tài xế lái taxi thì dường như quá sửng sốt khi thấy vóc dáng lừng lững của Tấn Trường nên quên cả việc mời khách lên xe, và đến lúc Trường cất lời lên rồi thì anh chàng lái xe mới bẽn lẽn mở cửa cho Trường ngồi lên với vẻ vô cùng kính trọng và cẩn thận.


Ngay sau khi cùng ĐT U23 Việt Nam về nước, trong buổi chiều ngày thứ  Bảy (19/12), Trường đã được Phó chủ tịch VFF Nguyễn Lân Trung đưa đến nhà riêng của bác sỹ  Ngô Văn Toàn, Chủ nhiệm khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Việt Đức, một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực chấn thương ở Việt Nam và là người quen của rất nhiều VĐV thể thao.


 Tấn trường là tương lai của ĐTVN

Là một fan hâm mộ  bóng đá cuồng nhiệt, và cũng theo dõi trực tiếp trận chung kết bóng đá nam SEA Games 25 qua màn ảnh truyền hình, nên sau cú ngã khủng khiếp của Trường ở phút 60, bằng con mắt của một nhà chuyên môn, bác sỹ Toàn đã dự đoán Trường sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng với vai trái.

Hôm qua, khi trao đổi trực tiếp với Tấn Trường ở trong phòng khám của bác sỹ Toàn tại bệnh viện Việt Đức, chúng tôi mới hay rằng quyết định tiếp tục ở lại trên sân hoàn toàn xuất phát từ phía Trường.

Trường kể: “Lúc  đang được điều trị bên ngoài sân tôi đau muốn ngất đi, nhưng các đồng đội ở hàng hậu vệ đến động viên ‘Ráng lên đi anh, anh mà ra ngoài thì tiêu mất’. Thế là sau khi được bác sỹ tiêm cho mũi giảm đau tại chỗ, tôi đã tiếp tục đứng dậy thi đấu, dù mỗi lần xông ra cứu bóng là đau đến trào nước mắt nước mũi”.

Đức tính gan lỳ  ấy của Tấn Trường cũng được thể hiện ngay trong nhà riêng bác sỹ Toàn, khi Trường không rên lấy một tiếng khi bác sỹ khám cho, dù đang cực kỳ đau đớn. Rồi tới lúc lên bàn mổ, Trường vẫn đàng hoàng nói chuyện với các bác sỹ đang phẫu thuật cho mình (Trường được gây tê cục bộ ở vùng bị đau), và sau khi kết thúc mọi việc, hỏi về cảm giác của mình, Trường trả lời tỉnh queo: “Bình thường thôi, tôi không thấy đau đớn gì hết”.

Theo bác sỹ Toàn, Tấn Trường bị trật khớp xương cùng đòn vai trái và bị đứt dây chằng vai. Đây là một chấn thương rất thường gặp trong thể thao, là hậu quả của một pha va chạm trực tiếp với lực rất mạnh. Trường kể rằng do lĩnh trọn một cái thúc bằng đùi của tiền đạo Malaysia nên vai trái của Trường đã rơi thẳng xuống đất.

Toàn bộ chi phí cho ca mổ của Tấn Trường vào khoảng 4 tới 5 triệu đồng, trong khi một ca phẫu thuật tương tự tại Mỹ sẽ mất khoảng 30-35.000 USD và tại Singapore sẽ là 20.000 SGD. Do bệnh viện Việt Đức hoạt động bằng ngân sách Nhà nước nên chi phí điều trị của Trường không quá cao, còn nếu Trường vào một bệnh viện liên doanh ở Hà Nội thì sẽ mất không dưới 10.000 USD. Toàn bộ chi phí của ca phẫu thuật này sẽ do VFF đứng ra chi trả.

Với người bình thường thì chấn thương dạng này có thể điều trị theo dạng bảo tồn, tức là làm cố định và bệnh nhân bất động trong một thời gian dài, nhưng với VĐV thể thao chuyên nghiệp như Trường thì bắt buộc phải trải qua phẫu thuật để trả lại cho Trường đôi vai nguyên trạng như ban đầu.


Bác sỹ Toàn giải thích: “Điều trị cho VĐV thì khác với điều trị cho người bình thường. Do nhu cầu, do công việc nên mức độ hoàn thiện phải cao hơn người bình thường. Chẳng hạn VĐV có biên độ vận động lớn hơn, cần độ dẻo dai cao hơn nên phải điều trị kỹ hơn, vì chỉ một chút sơ sảy là bỏ nghề. Nếu là người bình thường có thể không cần phải mổ, chấp nhận từ bỏ chơi thể thao hoặc vai không cân đối như trước nhưng nếu là VĐV thì không thể”.

Bác sỹ Toàn cũng thừa nhận dù đã thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, nhưng vì sự hoàn thiện với Trường là cực kỳ quan trọng, nên dù tình hình cấp cứu cho Trường rất cần kíp, nhưng bệnh viện vẫn làm đủ các xét nghiệm cần thiết rồi mới tiến hành phẫu thuật.

Tấn Trường nhập viện vào ngày nghỉ, nhưng nhờ sự can thiệp kịp thời nên Trường được ưu ái làm xét nghiệm ngay trong ngày, để đến đầu tuần lên bàn mổ. Theo nhận xét của bác sỹ Toàn, ca mổ đã diễn ra rất tốt đẹp, một phần nguyên nhân là do Trường sở hữu nền tảng thể lực rất tốt và phần nữa là bệnh viện Việt Đức từ lâu đã rất có tiếng với những ca xử lí chấn thương chỉnh hình.

Dự kiến Trường sẽ phải mất từ 10 tới 12 tuần mới bình phục chấn thương và sau khoảng 6 tuần thì dây chằng mới bắt đầu gắn kết trở lại một cách tương đối. Bác sỹ Toàn cảnh báo Trường phải trải qua một tiến trình hồi phục chức năng cực kỳ nghiêm ngặt và tuyệt đối không được đốt cháy giai đoạn.

Bác sỹ Toàn nói: “Lần này Trường bị va chạm cực mạnh mới bị chấn thương nghiêm trọng như vậy, nhưng nếu vội vàng trở lại sân cỏ quá sớm thì không chừng lần sau chỉ cần va chạm nhẹ cũng sẽ bị thế này”.

Một điều trùng hợp khá thú vị là buổi sáng ngày 21/12 bác sỹ Toàn vừa mổ cho Trường thì tối cùng ngày, khi ra sân bay Nội Bài để tiễn con trai lên  đường du học ở nước ngoài, bác sỹ Toàn  đã gặp HLV Calisto ở sân bay, và do đã quen biết nhau từ trước nên cả 2 đã trò chuyện với nhau rất vui vẻ. Bác sỹ Toàn đã nói một câu khiến ông thầy nổi tiếng nóng tính này dù có thể không thực sự hài lòng nhưng vẫn phải thừa nhận: “U23 Việt Nam đã chơi hay cả giải nhưng đúng trận đấu quan trọng nhất thì lại đá dở”.

H.A

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm