Ngày 27/5, Bộ trưởng Y tế Mỹ Robert F. Kennedy Jr. cho biết Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) sẽ không đưa ra khuyến cáo tiêm vaccine phòng COVID-19 định kỳ cho trẻ em khỏe mạnh và phụ nữ mang thai khỏe mạnh.
Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và dịch bệnh mùa mưa bão.
Ngày 23/5, Chính phủ Thái Lan cam kết duy trì ổn định nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời khuyến cáo các nhà cung cấp không đầu cơ giá và tích trữ hàng hóa trong bối cảnh lo ngại về dịch bệnh gia tăng.
Ngày 21/5, thông tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội), trong 2 tuần đầu tháng 5, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng ca mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/5 đã công bố chính sách y tế mới, theo đó các mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tăng cường hằng năm dành cho người lớn và trẻ em khỏe mạnh sẽ không còn được phê duyệt thường xuyên.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc mới đây đưa ra cảnh báo người dân cần cảnh giác một số bệnh truyền nhiễm, trong đó có nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2, bệnh tay chân miệng, hội chứng sốt xuất huyết giảm tiểu cầu…
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn nguồn Trung tâm thông tin COVID-19 của Chính phủ Thái Lan cho biết số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan, với tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca tử vong được báo cáo từ ngày 1/1 đến ngày 14/5 .
Ngày 16/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, số ca bệnh COVID-19 trên địa bàn đang có dấu hiệu tăng nhẹ nhưng chưa ghi nhận trường hợp nào cần hỗ trợ hô hấp. Đây vẫn là bệnh truyền nhiễm lưu hành gây bệnh cảnh viêm hô hấp cấp tương tự như các loại virus hô hấp khác.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Somsak Thepsutin đã kêu gọi người dân không nên hoảng sợ giữa lúc có những lo ngại về sự tái bùng phát của bệnh COVID-19 ở Thái Lan, nhấn mạnh rằng căn bệnh này hiện được phân loại là bệnh lưu hành thông thường.
Một nghiên cứu mới đăng trên The New York Times cuối tuần qua cho thấy COVID-19 làm tăng nguy cơ đối với các vấn đề tim mạch không chỉ trong thời gian mắc bệnh mà còn có thể để lại tác động lâu dài ngay cả khi đã hết virus.
Trong tuần qua, Cơ quan giám sát tiêu dùng Rospotrebnadzor của Nga thông báo đã ghi nhận hơn 25.400 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó 2.300 người phải nhập viện - tăng 19,5% so với tuần trước.
Một nghiên cứu mới về những tác động kéo dài của COVID-19, còn được gọi là "Long COVID" cho thấy tác động khác biệt lên nhóm đối tượng người mắc bệnh là thanh thiếu niên (12-17 tuổi) và trẻ em (6-11 tuổi).
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 13/8, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết số ca mắc COVID-19 tại nước này dự kiến sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng 8, đồng thời cam kết mở rộng đội ứng phó với COVID-19 và thực hiện các biện pháp chống virus SARS-CoV-2 chặt chẽ hơn.
Mexico ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng mạnh trong tháng 7 vừa qua, theo đó tổng số người mắc bệnh này được xác nhận lên tới 10,217 ca kể từ đầu năm 2024, trong đó có 411 ca tử vong.
Giới chuyên gia Australia đánh giá COVID-19 sẽ còn gây ảnh hưởng tới thể chất của người dân nước này trong nhiều năm tới, khi các kết quả nghiên cứu hiện nay cho thấy căn bệnh này đang tỷ lệ tử vong vượt dự báo cao hơn mức trung bình ở Australia.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh COVID-19 vẫn đang cướp đi sinh mạng của khoảng 1.700 người mỗi tuần trên toàn thế giới. WHO kêu gọi những nhóm dân số có nguy cơ tiếp tục tiêm vaccine phòng ngừa căn bệnh này.
Theo báo cáo mới từ Barndiabetesfonden (Quỹ Tiểu đường Trẻ em ở Thụy Điển), số lượng trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 tại Thụy Điển đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.