TTVH Online

HĐND thành phố Hà Nội chất vấn, tái chất vấn 2 nhóm vấn đề 'nóng' được cử tri và nhân dân quan tâm

07/07/2022 16:14 GMT+7

Ngày 7/7, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI dành 1 ngày để thực hiện chất vấn, tái chất vấn 2 nhóm vấn đề đang được cử tri và nhân dân quan tâm gồm: Tái chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố; chất vấn về công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Ngày 7/7, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI dành 1 ngày để thực hiện chất vấn, tái chất vấn 2 nhóm vấn đề đang được cử tri và nhân dân quan tâm gồm: Tái chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố; chất vấn về công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND thành phố Hà Nội bầu

Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND thành phố Hà Nội bầu

Ngày 6/12, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND thành phố bầu.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị đại biểu HĐND thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri, tích cực tham gia đặt câu hỏi, tranh luận với tinh thần thẳng thắn, xây dựng, làm rõ những vấn đề cần quan tâm để phiên chất vấn đạt kết quả, góp phần tạo chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Người trả lời chất vấn cần trả lời đúng nội dung, trọng tâm, đi thẳng vào nội dung được hỏi, giải trình rõ nguyên nhân, trách nhiệm, thời gian và giải pháp thực hiện để cử tri và đại biểu HĐND thành phố theo dõi, giám sát.

Trả lời vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm liên quan đến Dự án đường trục phía Nam vẫn còn 23 km chưa triển khai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Dự án này có vai trò đặc biệt quan trọng, nhận được sự quân tâm của cử tri. Năm 2017, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận Tổng Công ty Công trình Giao thông 5 (Cienco 5) phải nộp vào ngân sách 1.428 tỷ đồng. Đến nay, đơn vị mới nộp vào ngân sách được gần 600 tỷ đồng, số tiền còn lại vẫn đang tranh chấp. Hiện thành phố đang tiến hành kiểm tra. Dự kiến ngày 15/7, Thanh tra thành phố Hà Nội sẽ tiến hành rà soát các kết luận của Thanh tra Chính phủ; đến tháng 9/2022 sẽ triển khai làm rõ các vướng mắc tại Dự án.

Chú thích ảnh
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn điều hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Đối với vấn đề Dự án 148 Giảng Võ (Ba Đình) sau nhiều năm phê duyệt vẫn để không, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh cho biết: Dự án được phê duyệt quy hoạch từ 2016, đến năm 2019 có quyết định thu hồi chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, năm 2021, Hà Nội đã phê duyệt phân khu nội đô; đây là điểm nhấn quan trọng để cung cấp pháp lý cơ bản trình duyệt Dự án. Làm rõ thêm nội dung này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết thêm, đối với Dự án này, dự kiến trong năm 2022, thành phố và Bộ Xây dựng sẽ thống nhất lại phương án để trình Thủ tướng. Dự kiến đến năm 2023, Dự án sẽ được triển khai xây dựng.

Về nguyên nhân chậm tiến độ của Dự án xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa (Hà Đông), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, Dự án chậm tiến độ 6 tháng so với phê duyệt của thành phố là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng tại quận Hà Đông là 370.000 m2, hiện còn 145.000 m2 của 593 hộ thuộc phần hạ tầng kỹ thuật chưa bàn giao do xác định nguồn gốc đất gặp khó khăn.

Dự án tạm dừng thi công từ cuối năm 2019 đến nay, ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát nước của hệ thống. Làm rõ thêm vấn đề, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cam kết, trong năm 2022 sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho Dự án. Hiện nay còn 10,24 ha liên quan đến 487 tổ chức, hộ gia đình chưa giải phóng mặt bằng xong. Hết năm 2022 nếu các hộ không đồng tình, quận sẽ có kế hoạch thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Về Dự án Trạm bơm Liên Mạc (Bắc Từ Liêm), ông Chu Phú Mỹ cho biết thêm, Dự án được giao cho Ban Quản lý công trình hạ tầng nông thôn làm chủ đầu tư. Sở chỉ được giao nhiệm vụ xây dựng chủ trương đầu tư. Hiện, Sở đã chuyển sang Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để UBND thành phố phê duyệt.

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Một số đại biểu nêu ý kiến về tiến độ triển khai xây dựng các dự án nhà máy rác thải còn rất chậm, ảnh hưởng đến quá trình thu gom xử lý rác trên địa bàn thành phố, gây bức xúc trong nhân dân. Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân nêu ý kiến: Dự án Nhà máy rác thải Châu Can (Phú Xuyên) và Dự án Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong (Chương Mỹ) đang chậm tiến độ. Sau nhiều năm vẫn chưa đưa vào hoạt động. Đại biểu Quân băn khoăn về năng lực của chủ đầu tư và chủ trương của thành phố để đẩy nhanh tiến độ 2 dự án này.

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết, nguyên nhân Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong chậm triển khai là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Đến nay, huyện Chương Mỹ mới hoàn thành công tác này. Hiện chủ đầu tư đang có văn bản xin điều chỉnh nâng công suất của nhà máy, song đề xuất này chưa phù hợp với quy hoạch chung về quản lý rác thải của Chính phủ. Hiện tại, các sở, ngành đang kiến nghị UBND thành phố xem xét điều chỉnh, nếu không phù hợp đề nghị thu hồi Dự án.

Đối với Nhà máy xử lý rác thải Châu Can, hiện Dự án chưa tiến hành giải phóng mặt bằng, chưa lựa chọn được công nghệ xử lý, năng lực của chủ đầu tư hạn chế… khiến công tác thực hiện gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, theo quyết định được phê duyệt, diện tích xây dựng không đảm bảo để thực hiện dự án cũng như công tác vệ sinh môi trường cho khu vực xung quanh. Hiện các đơn vị có liên quan đang tiến hành rà soát, kiểm tra nếu không đảm bảo các quy định sẽ đề nghị thu hồi Dự án.

Theo Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, vấn đề thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố đã được HĐND thành phố thực hiện giám sát, tái giám sát, chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 vào cuối năm 2021. UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, tổ chức triển khai khắc phục. Tuy nhiên, kết quả còn chưa cao, chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án còn chậm triển khai ở nhiều loại hình công trình và gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Với phương châm đi đến cùng vấn đề, HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục tái chất vấn đề yêu cầu UBND thành phố và các cơ quan liên quan tập trung, quyết liệt triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Nguyễn Thắng - Trà My/TTXVN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN