TTVH Online

Giá dầu thế giới giảm 2,5% trong phiên 18/5

19/05/2022 08:25 GMT+7

Giá dầu thế giới giảm 2,5% trong phiên giao dịch 18/5, đảo ngược so với đà tăng ở đầu phiên, do những lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung đã giảm bớt sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy các nhà máy lọc dầu của nước này đang đẩy mạnh sản lượng.

Giá dầu thế giới giảm 2,5% trong phiên giao dịch 18/5, đảo ngược so với đà tăng ở đầu phiên, do những lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung đã giảm bớt sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy các nhà máy lọc dầu của nước này đang đẩy mạnh sản lượng.

Giá dầu châu Á giảm sáng 16/5 do hoạt động chốt lời

Giá dầu châu Á giảm sáng 16/5 do hoạt động chốt lời

Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch sáng 16/5 do các nhà đầu tư chốt lời sau khi tăng mạnh trong phiên trước đó

Ngoài ra, diễn biến ảm đạm trên thị trường chứng khoán Phố Wall cũng tác động tiêu cực tới giá dầu kỳ hạn.

Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 6/2022 giảm 2,81 USD (2,5%), xuống 109,59 USD/thùng. Trong khi đó, tại  thị trường London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 7/2022 cũng hạ 2,82 USD (2,5%), xuống 109,11 USD/thùng.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho biết, cả hai loại dầu chủ chốt này đều giũ bỏ đà tăng 2-3 USD/thùng ở đầu phiên sau sự thay đổi tâm lý ưa rủi ro khi thị trường chứng khoán giảm điểm.

Giá dầu Brent vẫn ở mức thấp hơn bất thường so với dầu WTI. Phiên trước, dầu Brent đã giảm xuống thấp hơn giá dầu WTI lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020. Các nhà giao dịch và nhà phân tích cho rằng nhu cầu xuất khẩu mạnh và nguồn dự trữ dầu thô của Mỹ thắt chặt là nguyên nhân dẫn tới điều này.

Chú thích ảnh
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng. Ảnh: THX/TTXVN

Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, dự trữ dầu thô của Mỹ đã bất ngờ giảm 3,4 triệu thùng trong tuần trước, do các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng và xuất khẩu gần đạt mức kỷ lục, khiến giá dầu diesel và xăng của Mỹ tăng lên các mức chưa từng thấy. Tuy nhiên, giá xăng của Mỹ đã giảm 5% trong phiên này, hai ngày sau khi chạm mức cao kỷ lục.

Công suất hoạt động các nhà máy lọc dầu ở cả Bờ Đông và Bờ Tây nước Mỹ đều đạt trên 95%, gần đạt tốc độ vận hành cao nhất có thể.

Đồng USD mạnh lên và chứng khoán toàn cầu giảm điểm do lo ngại về tăng trưởng kinh tế và lạm phát gia tăng cũng tạo sức ép giảm cho giá dầu trong phiên này.

Tâm lý quan ngại cũng dấy lên sau các báo cáo rằng Mỹ đang có kế hoạch nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela và cho phép tập đoàn năng lượng Chevron Corp đàm phán giấy phép cấp dầu mỏ với PDVSA -công ty dầu khí tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước Venezuela.

Việc Liên minh châu Âu không thuyết phục được Hungary dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với đề xuất cấm vận đối với dầu mỏ của Nga đã gây thêm áp lực về giá lên thị trường, mặc dù một số nhà ngoại giao kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận về lệnh cấm theo từng giai đoạn tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng Năm.

Những lo ngại về nguồn cung đang diễn ra vẫn hỗ trợ phần nào cho thị trường. Báo cáo nội bộ của OPEC+ cho thấy, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 4/2022 đã giảm gần 9% so với tháng trước, do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva đã hạn chế xuất khẩu.

Về phía cầu, hy vọng về việc nới lỏng hơn nữa các lệnh phong tỏa ở Trung Quốc đã thúc đẩy kỳ vọng nhu cầu phục hồi. Các nguồn tin cho biết, các nhà chức trách nước này đã cho phép 864 tổ chức tài chính của Thượng Hải tiếp tục hoạt động và Trung Quốc đã nới lỏng một số quy tắc kiểm tra COVID đối với khách du lịch từ Mỹ và các quốc gia khác.

Minh Trang/TTXVN (Theo Reuters)

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN