TTVH Online

'Darwin hiện đại' Edward. O. Wilson qua đời ở tuổi 92

28/12/2021 07:35 GMT+7

Edward. O. Wilson, nhà khoa học lỗi lạc của Mỹ và được mệnh danh là "Darwin hiện đại" hay "Người thừa kế Darwin" ngày 26/12 đã qua đời tại Massachusetts (Mỹ) ở tuổi 92.

(Thethaovanhoa.vn) - Edward. O. Wilson, nhà khoa học lỗi lạc của Mỹ và được mệnh danh là "Darwin hiện đại" hay "Người thừa kế Darwin" ngày 26/12 đã qua đời tại Massachusetts (Mỹ) ở tuổi 92.

Nobel Vật lý 2021 thuộc về ba nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi

Nobel Vật lý 2021 thuộc về ba nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển chiều 5/10 đã công bố chủ nhân giải thưởng Nobel Vật lý 2021, nhằm tôn vinh "những đóng góp đột phá của họ cho sự hiểu biết của giới khoa học về các hệ thống vật lý phức tạp". 

Hiệp hội đa dạng sinh học mang tên ông ngày 27/12 đã công bố thông tin trên, bày tỏ luyến tiếc trước sự ra đi này.   

Ông Paula Ehrlich - Chủ tịch hiệp hội cho biết Wilson là một nhà khoa học có rất nhiều ý tưởng với những công trình khoa học góp phần thay đổi sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh. Ông cho biết mong mỏi lớn nhất của nhà khoa học này là thế hệ sinh viên khắp nơi trên thế giới có thể chia sẻ cùng niềm đam mê khám phá khoa học với ông, từ đó xây dựng nền tảng cho việc bảo vệ tương lai của hành tinh Xanh.   

Chú thích ảnh
Nhà khoa học Edward O. Wilson. Ảnh: AFP

Edward. O. Wilson là một nhà sinh vật học có ảnh hưởng lớn nhờ những nghiên cứu chuyên sâu sinh vật và đa dạng sinh học, đặc biệt loài kiến, giúp con người hiểu được tập tính của loài vật nhỏ bé này. Ông còn là tác giả của hàng trăm bài báo khoa học và hơn 30 cuốn sách. Hai quyển sách On Human Nature (Tạm dịch: Về bản chất con người) xuất bản năm 1978 và The Ants (Tạm dịch: Những chú kiến) năm 1990 đã mang về cho ông 2 giải Pulitzer.   

Tạp chí Time cách đây hai thập kỷ mô tả ông là  "một trong những người sự nghiệp khoa học lừng lẫy nhất thế kỷ 20" vì công trình nghiên cứu hành vi của loài kiến và chứng minh loài này giao tiếp thông qua một hệ thống hóa chất ngày nay được gọi là pheromone. Tất nhiên, các nghiên cứu của ông không chỉ dừng ở các loài côn trùng, mà còn mở rộng nghiên cứu tương tác xã hội của các loài chim, động vật có vú và con người.

Lan Phương/TTXVN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN