TTVH Online

U23 Việt Nam: Từ Thường Châu 2018 đến Kyrgyzstan 2021

22/10/2021 07:53 GMT+7

Đêm ngày 20/10 vừa qua, sau khi kết thúc đợt tập huấn tại UAE và trải qua hơn 3 giờ bay từ UAE tới Kyrgyzstan, đội tuyển U23 Việt Nam đã có mặt tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, bắt đầu chiến dịch chinh phục vòng loại giải U23 châu Á năm 2022.

(Thethaovanhoa.vn) - Đêm ngày 20/10 vừa qua, sau khi kết thúc đợt tập huấn tại UAE và trải qua hơn 3 giờ bay từ UAE tới Kyrgyzstan, đội tuyển U23 Việt Nam đã có mặt tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, bắt đầu chiến dịch chinh phục vòng loại giải U23 châu Á năm 2022.

Lịch thi đấu bóng đá U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022

Lịch thi đấu bóng đá U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022

Lịch thi đấu bóng đá U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022. Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á. Lịch thi đấu bảng I vòng loại U23 châu Á.

Lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á 2022

Ngày 27/10, U23 Đài Bắc Trung Hoa vs U23 Việt Nam (17h00)

Ngày 30/10, U23 Myanmar vs U23 Đài Bắc Trung Hoa (17h00)

Ngày 2/11, U23 Việt Nam vs U23 Myanmar (17h00)

Tin tức về U23 Việt Nam

 

Giải U23 châu Á chỉ là một giải trẻ dành cho lứa cầu thủ U23, nhưng với HLV Park Hang Seo và người hâm mộ Việt Nam, U23 châu Á còn hơn cả một giải trẻ.

Cách đây hơn 3 năm, từ chỗ không được biết tới rộng rãi và thậm chí còn bị nghi ngờ về năng lực khi mới ký hợp đồng cùng VFF, HLV Park Hang Seo đã tỏa sáng chói lòa với thành tích dẫn dắt U23 Việt Nam vào tới chung kết giải U23 châu Á năm 2018.

Sau giải U23 châu Á năm 2018, HLV Park Hang Seo còn cùng lứa cầu thủ Thường Châu chinh chiến thành công ở nhiều mặt trận khác nhau như Asian Games 2018, AFF Cup 2018, Asian Cup 2019 và mới nhất là vòng loại World Cup 2022, khi lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam góp mặt ở vòng loại thứ 3, sánh vai cùng các anh hào của bóng đá châu Á như Nhật Bản, Saudi Arabia hay Australia.

Cũng nhờ thành tích xuất sắc ở VCK U23 châu Á năm 2018 mà đến tận bây giờ bóng đá Việt Nam vẫn còn được hưởng lợi tại vòng loại giải U23 châu Á năm 2022, khi lá thăm đưa chúng ta vào một bảng đấu rất thuận lợi với những đối thủ như Đài Loan (Trung Quốc) hay Myanmar. Nếu tính thêm cả Hong Kong (Trung Quốc) trước khi đội bóng này được AFC đưa sang bảng đấu khác thì hành trình vòng loại của U23 Việt Nam vẫn được dự đoán là nhẹ nhàng.

Để biết danh vị á quân U23 châu Á năm 2018 của thế hệ đàn anh đã đem lại ưu thế như nào cho thế hệ đàn em hiện tại, xin hãy lướt qua danh sách bảng đấu vòng loại giải U23 châu Á năm 2022 của các đối thủ ở Đông Nam Á, khi Thái Lan chung bảng J với chủ nhà Mông Cổ, Malaysia và Lào, còn Singapore làm chủ nhà bảng H với Hàn Quốc, Philippines và Timor Leste, hay Indonesia ở cùng bảng G với Australia, Trung Quốc và Brunei.

bóng đá Việt Nam, U23 Việt Nam, Park Hang Seo, lịch thi đấu của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á, lịch thi đấu vòng loại U23 châu Á bảng I, U23 VN vs U23 Đài Loan
Không khó để nhận ra chất lượng nhân sự và chuyên môn vượt trội của lứa U23 Việt Nam năm 2008 so với lứa U23 hiện tại. Ảnh: VFF

Và nếu hậu vệ Đoàn Văn Hậu không bị chấn thương và chuẩn bị sang Hàn Quốc phẫu thuật thì đội tuyển U23 Việt Nam đã có một chứng nhân lịch sử để truyền cảm hứng cho thế hệ đàn em hiện tại về hành trình kỳ diệu ở VCK U23 châu Á năm 2018. Tuy nhiên, đề cập quá nhiều tới hành trình ấy lúc này có khi lại là một áp lực với đội tuyển U23 Việt Nam hiện tại.

Với những cầu thủ sinh ra trong khoảng những năm 1999-2000-2001, đội tuyển U23 Việt Nam bây giờ được xem là những người sẽ tiếp tục gánh vác giấc mơ World Cup của bóng đá Việt Nam ở World Cup 2026, khi mà giấc mộng World Cup 2022 của đội tuyển Việt Nam với nòng cốt là thế hệ U23 Thường Châu năm 2018 đã không thể trở thành hiện thực sau 4 trận thua liên tiếp, và những trận đấu còn lại của thầy trò HLV Park Hang Seo ở vòng loại thứ 3 chỉ còn như cơ hội để học hỏi.

Tuy nhiên, lứa cầu thủ U23 Việt Nam hiện tại lại có nhiều điểm thua kém so với thế hệ năm 2018, trong đó rõ nhất là bản lĩnh trận mạc và kinh nghiệm thi đấu. Nếu như lứa cầu thủ U23 năm 2018 của những Công Phượng, Xuân Trường, Quang Hải, Đình Trọng đều đã thường xuyên đá chính tại V-League ở độ tuổi 19-20 thì số tuyển thủ U23 Việt Nam hiện tại được sắm vai trò trụ cột ở CLB là rất hiếm hoi.

Chẳng hạn với những tuyển thủ U23 Việt Nam trong danh sách chính thức như Trần Văn Đạt (CAND), Lê Xuân Tú (Hà Nội FC), Hồ Thanh Minh (Huế), Quan Văn Chuẩn (CLB Phú Thọ), Trịnh Xuân Hoàng (CLB Thanh Hóa) hay Lê Văn Đô (Đà Nẵng)… thì mấy người được nhìn thấy họ chơi bóng hàng tuần ở các giải quốc nội?

Hay ngay như tiền đạo Lê Xuân Tú, chân sút được xem là tốt nhất của đội tuyển U23 Việt Nam hiện thời lại thường xuyên phải ngồi dự bị ở CLB Hà Nội, và nếu không được đội ngũ tuyển trạch của HLV Park Hang Seo tiến cử thì nhà cầm quân người Hàn Quốc này cũng chẳng có cơ hội được nhìn thấy Xuân Tú ra sân ở V-League để mà gọi anh lên U23 Việt Nam.

Tương tự như thế, Mạnh Dũng, Hữu Thắng (Viettel) hay Bảo Toàn (HAGL) dù có mác tuyển thủ chơi bóng ở V-League và từng có kinh nghiệm tham dự VCK U23 châu Á năm 2020 thì cũng phải liên tục làm quen với ghế dự bị ở CLB chủ quản, và điều ấy phần nào cũng nói lên năng lực của họ, bởi nếu họ xuất sắc thực sự thì đã được đội bóng của mình trọng dụng.

Nói vậy để thấy lứa U23 Việt Nam hiện tại có rất nhiều điểm khác biệt so với thế hệ U23 Thường Châu năm 2018, và sẽ là không thực tế nếu như kỳ vọng vào một chiến công tương tự cách đây 3 năm tại Uzbekistan, nơi diễn ra VCK U23 châu Á năm 2022.

Chú thích ảnh
Cuộc chiến trên tuyết của đội tuyển U23 Việt Nam tại Thường Châu năm 2018 đã đi vào lịch sử bóng đá nước nhà.Ảnh: Hoàng Linh

Trong 2 trận đấu giao hữu vừa rồi với U23 Tajikistan và U23 Kyrgyrzstan, đội tuyển U23 Việt Nam tuy có kết quả 1 hòa 1 thắng nhưng màn trình diễn của các học trò HLV Park Hang Seo còn lâu mới tương xứng với sự kỳ vọng của các CĐV, nhất là khi họ đã quá quen với những niềm vui chiến thắng do thế hệ U23 Thường Châu năm 2018 mang lại trong mấy năm qua ở sân chơi khu vực cũng như châu lục.

2 năm trước, với rất nhiều cầu thủ bây giờ đang là tuyển thủ trụ cột của đội tuyển Việt Nam như Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh, U23 Việt Nam đã không thể vượt qua vòng bảng ở VCK U23 châu Á năm 2020, còn bây giờ, với một đội tuyển U23 Việt Nam không sở hữu ngôi sao nào thực sự nổi bật, người hâm mộ chỉ dám kỳ vọng từng bước một vào hành trình của U23 Việt Nam, trước hết là ở vòng loại, sau đó mới dám nghĩ xa hơn.

Với 3 lần dẫn quân tham dự VCK U23 châu Á, HLV Park Hang Seo đã có 1 lần thành công và 1 lần thất bại, và không rõ ở lần thứ 3 này, U23 Việt Nam dưới quyền ông thầy người Hàn Quốc sẽ mang tới kết quả như thế nào, sẽ là một niềm hy vọng được nhen lên bừng bừng hay lại là một tiếng thở dài cho tương lai không xa?

Câu trả lời sẽ sớm có vào cuối tháng này, khi bảng I vòng loại giải U23 châu Á năm 2022 chính thức khai màn.

Thời tiết tại Kyrgyzstan hiện tại khá lạnh với nhiệt độ dao động trên dưới 10 độ C. Khi đội tuyển U23 Việt Nam tới đây vào đêm ngày 20/10, nhiệt độ ngoài trời vào khoảng 9 độ C. Tuy nhiên, do có sự nghiên cứu từ trước nên VFF đã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị giữ ấm, thuốc men, trà gừng… cho thầy trò HLV Park Hang Seo.

Hơn nữa, cái lạnh ở Bishkek (Kyrgyzstan) không thấm tháp gì so với cái lạnh cắt da cắt thịt ở Côn Sơn, Thường Thục rồi Thường Châu, những địa điểm thi đấu mà U23 Việt Nam đã trải qua trên hành trình giành HCB châu Á năm 2018.

Khi đội tuyển U23 Việt Nam còn đá vòng bảng và vòng tứ kết ở Côn Sơn và Thường Thục thì nhiệt độ ngoài trời thường xuyên ở mức dưới 10 độ C, còn lúc U23 Việt Nam di chuyển đến Thường Châu để đá bán kết thì nhiệt độ chỉ còn dưới 5 độ C, và đến trận chung kết thì các học trò của HLV Park Hang Seo đã phải thi đấu với U23 Uzbekistan dưới cơn mưa tuyết trắng trời.

Vì thế, cái lạnh ở Bishkek hiện tại có thể khiến các cầu thủ U23 Việt Nam cảm thấy bất ngờ vì họ vừa tập huấn ở xứ rất nóng là UAE, song với những gì mà thế hệ U23 năm 2018 từng trải qua ở Côn Sơn, Thường Thục và Thường Châu thì giá rét như thế này chưa có gì để gọi là thử thách, nhất là khi bây giờ VFF đã có kinh nghiệm nên công tác chuẩn bị tốt hơn hẳn, không phải trải qua cảnh tượng lùng sục khắp thành phố Thường Châu để tìm mua giày đinh đá trong tuyết cho các cầu thủ ở thời điểm 1 ngày trước trận chung kết như TTK VFF Lê Hoài Anh và Trưởng phòng Các ĐTQG Đoàn Anh Tuấn từng trải nghiệm.

 

Huy Anh

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN