TTVH Online

Người quan sát: Gió Lào về sớm…

14/05/2021 08:12 GMT+7

Người xứ Nghệ hẳn chưa bao giờ hết những say mê cháy bỏng với bóng đá. SLNA cũng tự hào mình là đội bóng giàu thành tích của sân cỏ Việt Nam. Tự hào hơn cả ở câu chuyện, đội bóng “quê choa” chưa bao giờ xuống hạng.

(Thethaovanhoa.vn) - Người xứ Nghệ hẳn chưa bao giờ hết những say mê cháy bỏng với bóng đá. SLNA cũng tự hào mình là đội bóng giàu thành tích của sân cỏ Việt Nam. Tự hào hơn cả ở câu chuyện, đội bóng “quê choa” chưa bao giờ xuống hạng.

 

Một loạt cầu thủ SLNA thành F2 của bệnh nhân COVID-19

Một loạt cầu thủ SLNA thành F2 của bệnh nhân COVID-19

Nam thanh niên tên T.H.K (27 tuổi), người tự giác khai báo là F1 của một ca bệnh COVID-19 có tiếp xúc gần với nhiều cầu thủ của đội 1 SLNA, điều đó cũng đồng nghĩa với việc số cầu thủ này vô tình trở thành F2.

 

Nhưng tình yêu, đam mê hay nhiệt huyết ấy không phải lúc nào cũng được đi trên con đường thênh thang cả. Để rồi, niềm tự hào chưa biết rớt hạng là gì đã hiển hiện hơn bao giờ ở mùa bóng năm nay.Bóng đá Nghệ An đang ở vào cảnh bí bách nhất mà họ phải đón nhận, nó bỏng rát tựa như những cơn gió Lào về sớm ở dải đất miền Trung này.

Những ngày này, với những ai trót yêu bóng đá xứ Nghệ, hẳn đã đau đáu với nỗi niềm về thực trạng, định hướng hay con đường đi tiếp cho tương lai. SLNA, cái tên mà ai cũng biết đến như một trong những đội bóng giàu truyền thống bậc nhất Việt Nam, Vậy nên, giờ đây, màu áo vàng “Nghệ” đó đang phải chật vật để đá trụ hạng quả là nỗi niềm đầy cám cảnh. Câu hỏi đặt ra, SLNA - Vì đâu nên nỗi !?

Miền đất sông Lam-núi Hồng trầm mình với mưa dầm, nắng dãi này chưa bao giờ thiếu nhân tài đá bóng. Họ có quyền tự hào về những lứa cầu thủ đến từ nhiều vùng quê khác nhau đã từng mang lại vinh quang không chỉ cho đội bóng quê hương, còn cho cả ĐTQG. Họ từng được nhiều địa phương “cắp cặp” đến học hỏi mô hình đào tạo trẻ ở những ngày chưa xa, chưa cũ. Bây giờ, hàng năm, các lứa U Sông Lam vẫn đình đám ở các giải trẻ quốc gia đấy thôi.

Nhưng bóng đá chuyên nghiệp lại là con đường khác. Ở đó, hình như người Nghệ chưa kịp thích nghi nhanh nhất với thời cuộc.Hay nói cách khác những ràng buộc về cơ chế giữa định danh tự hào Nghệ An hài hòa với lợi ích của nhà đầu tư cho đội bóng còn phải vướng bận bởi vài lớp rào cản có tên và không tên. Ai cũng hiểu, bóng đá chuyên nghiệp không chỉ là con người hay nhân tài có được. Bóng đá chuyên nghiệp còn đòi hỏi bên cạnh đó rất nhiều yếu tố phụ trợ kèm theo. Nói dễ hiểu nhất, muốn làm bóng đá thời nay, căn bản nhất vẫn là chuyện “tiền đâu”. Mà nói đến tài chính, hình như chưa bao giờ được nhìn nhận như ưu thế của SLNA, dù nhà tài trợ lâu năm nhất ngân hàng Bắc Á vẫn luôn đồng hành.

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, V-League, BXH V-League, vòng loại World Cup, lịch thi đấu bảng G vòng loại World Cup, Park Hang Seo, dtvn, tuyển Việt Nam
Đã đến lúc, người Nghệ cần nhìn khác, nghĩ khác và hành động khác cho con đường làm bóng đá của mình. Ảnh: VPF

30 tỉ/1 năm là con số mà ngân hàng Bắc Á từng tài trợ cho SLNA.Cũng cần nhớ thêm, với SLNA chỉ có mỗi doanh nghiệp ngân hàng này là nhà tài trợ duy nhất. Con số 30 tỷ có thể được nhìn nhận khác nhau là nhiều hoặc ít cho mỗi đội bóng nhận được từ nhà tài trợ trong 1 mùa. Như đã nói, có tiền để làm bóng đá chưa hẳn mang lại thành công nhưng đã làm bóng đá chuyên nghiệp, dứt khoát phải cần tiền. Số tiền trên đâu thể đủ để hoạt động một bộ máy khổng lồ đến vậy. Hay nói cách khác, đã mang tham vọng vào mình cho những mục tiêu thì câu chuyện tiền đâu để hiện thực hóa mục đích đó cần nằm trong cả một quy trình phải đáp ứng đầy đủ thêm những tiêu chí khác nữa.

Những ngày qua, SLNA đối mặt với nhiều “biến cố”. Trận thua thứ 8 buộc HLV Ngô Quang Trường phải nhường ghế cho người em Nguyễn Huy Hoàng. “Khổng Minh xứ Nghệ” Nguyễn Hồng Thanh xin rút lui khỏi vị trí Chủ tịch CLB. Nam giải nhất là việc ngân hàng Bắc Á gửi công văn về Sở Văn hóa - Thể thao, CLB SLNA và UBND tỉnh Nghệ An với nhiều nội dung. Trong đó, quan trọng nhất là các nội dung: Không tiếp tục tài trợ; sẽ chuyển giao ngay lập tức CLB cho nhà tài trợ mới; các khoản vay sẽ cùng với tỉnh và CLB tính toán lại, không để tồn đọng cho nhà đầu tư mới. Có lẻ sứ mệnh với bóng đá Nghệ An sau 12 năm đồng hành, gắn bó đã đến lúc dừng lại.

Đã đến lúc, người Nghệ cần nhìn khác, nghĩ khác và hành động khác cho con đường làm bóng đá của mình. Có thể, từ cơn bĩ cực đang đối mặt hôm nay sẽ “vỡ” ra nhiều điều lâu nay còn khuất lấp hoặc gặp phải rào cản nào đó.Ở đó, có nên bỏ đi những rập khuôn, cứng nhắc trong vấn đề giữ nguyên tên gọi, thậm chí là biểu trưng? Nói cách khác, bản sắc và truyền thống là thiêng liêng, cần phải giữ. Nhưng cũng cần khai phá những “trầm tích” còn ủ ấp đâu đó lâu nay.

Trần Tuấn

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN