TTVH Online

Chào tuần mới: 'Cẩn tắc vô áy náy'

25/01/2021 07:07 GMT+7

Đã qua mốc 1 năm (23/1), kể từ khi Việt Nam phát hiện 2 ca mắc Covid-19 đầu tiên. Trong khi dịch Covid-19 còn hoành hành trên toàn thế giới, Việt Nam được thế giới đánh giá như một điểm sáng khi vững vàng chống đại dịch, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế ở trạng thái "bình thường mới".

(Thethaovanhoa.vn) - Đã qua mốc 1 năm (23/1), kể từ khi Việt Nam phát hiện 2 ca mắc Covid-19 đầu tiên. Trong khi dịch Covid-19 còn hoành hành trên toàn thế giới, Việt Nam được thế giới đánh giá như một điểm sáng khi vững vàng chống đại dịch, từng bước khôi phục và phát triển kinh tế ở trạng thái "bình thường mới".

Chào tuần mới: 'Chi bằng học'

Chào tuần mới: 'Chi bằng học'

Bước vào tuần đầu tiên của năm 2021, tôi lại nhớ hơn 100 năm trước, cụ Phan Châu Trinh đã có một lập ngôn quý báu tặng đồng bào: “Chi bằng học” (không gì bằng học). Học tập, nâng cao dân khí, dân trí vẫn là “quốc sách” hàng đầu.

Mặc dù chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh, nhưng vào những ngày này, khi mà Tết Âm lịch đã cận kề, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 vẫn còn hiện hữu do tình trạng nhập cảnh “chui” tại các khu vực cửa khẩu, đường mòn lối mở…

Các số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2020, cả nước đã phát hiện 1.843 công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép qua biên giới đường bộ; 177 người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Theo một con số thống kê gần đây, mỗi ngày lực lượng chức năng bắt giữ được 100-150 trường hợp nhập cảnh "chui", ngày cao điểm tới 500 người. Do đó, nguy cơ dịch bệnh lây lan vẫn luôn hiện hữu.

Chú thích ảnh

Gần nhất, tuần trước, lực lượng làm nhiệm vụ tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau phát hiện một chiếc tàu chở nhóm người chạy từ biển vào. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 38 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Malaysia.

38 người này khai có hộ khẩu ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Họ sang Malaysia làm việc với nhiều nghề. Tết Nguyên đán gần đến, họ lên tàu từ nước bạn nhập cảnh trái phép về cửa biển Sông Đốc thì bị lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện.

Cần phải nhắc lại thời diểm này 1 năm trước, khi Việt Nam phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Khi ấy thông tin ca nhiễm đã được công bố rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng, người dân cũng đồng thời được hướng dẫn, học cách trang bị và sử dụng các vật dụng phòng chống dịch bệnh. Rồi cũng vì nhiều nguyên nhân, trong đó có chuyện trốn tránh, không khai báo, xét nghiệm, hoặc không thực hiện nghiêm việc cách ly... mà dịch bệnh có những giai đoạn diễn biến rất phức tạp. Người dân tại các địa phương từng bị phong tỏa chắc chắn sẽ cảm nhận rõ hơn việc tuân thủ phòng chống dịch an toàn có giá trị như thế nào.

Càng gần đến Tết, nhu cầu về quê đoàn tụ của bà con làm ăn ở nước ngoài ngày càng tăng lên. Năm nay, do dịch bệnh Covid-19, người nhập cảnh vào Việt Nam theo đường chính ngạch phải thực hiện quy trình cách ly nghiêm ngặt rồi mới được trở về sinh hoạt với gia đình, cộng đồng. Chính vì lý do đó, nhiều người sẽ phải cân nhắc chuyện có về nước ăn Tết không? Nhưng đáng lo ngại là chuyện một số người thiếu ý thức, với tâm lý mong muốn nhanh về nhà, muốn trốn cách ly, cho nên đã chọn con đường nhập cảnh trái phép...

“Chúng ta không cấm đồng bào về nước, nhưng phải về theo đường chính ngạch, phải cách ly tập trung theo quy định, bảo đảm an toàn cho cả nước” - Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia đề nghị phát động toàn dân phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép từ nước ngoài trở về không cách ly.

“Cẩn tắc vô áy náy” là những gì mà chúng ta cần phải ghi nhớ, tuân thủ, nhất là sau khi đã trải qua một năm gồng mình chiến đấu với Covid-19. Hãy thể hiện ý thức công dân để mọi người ai cũng được đón một cái Tết vui vẻ, ấm cúng, đoàn tụ.

XUÂN AN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN