TTVH Online

'Trong dịch bệnh, thiên tai, các giá trị tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy, lan tỏa mạnh mẽ'

08/01/2021 16:20 GMT+7

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 8/1. Sự kiện diễn ra theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

(Thethaovanhoa.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 8/1. Sự kiện diễn ra theo hình thức trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh vì tương lai an toàn và bền vững

Sẵn sàng phòng, chống dịch bệnh vì tương lai an toàn và bền vững

Năm nay, lần đầu tiên thế giới kỷ niệm Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness 27/12), giữa lúc đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục lây lan mạnh trên toàn cầu với hơn 80 triệu ca mắc. Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12 được kỷ niệm theo Nghị quyết vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua các đây 20 ngày.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: Năm 2020, cả hệ thống chính trị, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực làm tốt hơn năm 2019 mặc dù tình hình, điều kiện, bối cảnh, khó khăn hơn rất nhiều bởi thiên tai, dịch bệnh. Đóng góp vào thành công chung của đất nước trong năm qua, có sự nỗ lực của tất cả lực lượng những người làm công tác trong ngành văn hóa, thể thao, du lịch. Chưa có lúc nào trong dịch bệnh, thiên tai, những giá trị nhân văn, tốt đẹp nhất của dân tộc lại được khơi dậy và lan tỏa mạnh mẽ như trong năm 2020.

Trong ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu trong hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu trong hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Theo Phó Thủ tướng, trong nhiệm kì qua và năm 2020, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã tiếp tục kế thừa, phát huy kết quả của những năm trước và đạt được bước tiến rất đáng khích lệ. Ví dụ, trong lĩnh vực bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa, trong 5 năm qua, ngành không chỉ làm tốt hồ sơ để gửi đến UNESCO mà quan trọng nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các địa phương có di sản được UNESCO công nhận, di sản quốc gia để có chương trình bảo tồn, phát huy giá trị rất cụ thể, gắn với đời sống nhân dân. Lễ hội là vấn đề nhức nhối trong nhiều năm nhưng đến nay đã có bước tiến bộ, ngăn nắp hơn trước rất nhiều, dù chưa thật hoàn mỹ... Tiếng nói của ngành văn hóa trước những vấn đề văn hóa của đất nước đã được chú trọng hơn, người làm văn hóa đã mạnh dạn lên tiếng và đã góp phần tạo ra sự chuyển biến trong xã hội...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Du lịch Việt Nam là lĩnh vực có bước tiến cực kỳ ngoạn mục với quy mô tăng trưởng trong nhóm các nước nhanh nhất thế giới. Điều đáng mừng là đất nước có thêm nhiều công trình hạ tầng phục vụ du lịch quy mô, chất lượng mà ngành du lịch đánh giá ở “đẳng cấp quốc tế”. Du lịch cũng đã giành được nhiều giải thưởng danh giá quốc tế về du lịch di sản, ẩm thực, golf cùng hàng trăm giải thưởng của các doanh nghiệp...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã điều phối rất tốt các chương trình trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Điển hình là văn hóa văn nghệ trong các dịp lễ lớn của dân tộc đều có tầm vóc đáng tự hào, có sự kế thừa truyền thống, phối hợp với công nghệ hiện đại... Phó Thủ tướng cho rằng: Nhìn lại thì thấy chưa bao giờ những giá trị tốt đẹp của Việt Nam lại được khơi lên mạnh mẽ, người dân yêu nước hơn, tự hào hơn về dân tộc, tin tưởng vào chế độ...

Trong năm 2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động nắm bắt, ứng dụng triệt để tiến bộ công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực quản lý. Phó Thủ tướng ghi nhận những thành quả toàn diện, nổi bật của ngành văn hóa, thể thao và du lịch những năm qua, đặc biệt trong năm 2020 đã góp phần thực hiện mục tiêu kép của đất nước. Năm 2021, toàn ngành tiếp tục kế thừa, phát huy thành quả đã đạt được để góp phần đưa đất nước Việt Nam phát triển nhanh, bền vững hơn; văn hóa thực sự là nền tảng, động lực, nguồn lực của sự phát triển đất nước...

Năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu, phục hồi du lịch nội địa. Ngành du lịch xây dựng các phương án, chủ động đón khách du lịch quốc tế trở lại sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát; phấn đấu phục vụ 80 triệu lượt khách du lịch nội địa, ước đạt tổng thu từ khách du lịch khoảng 337.000 tỷ đồng.

Về thể thao, các đơn vị liên quan đang tích cực chuẩn bị lực lượng, tổ chức thành công SEA Games 31, ASEAN Para Games 11 cũng như dự Olympic, Paralympic tại Nhật Bản; Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 6 tại Trung Quốc; Đại hội Thể thao trong nhà và võ thuật lần thứ 6 tại Thái Lan: Đại hội Thể thao trẻ châu Á lần thứ 3 tại Trung Quốc và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục, thế giới.

Trong năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, Bộ đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động văn hoá, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo, thúc đẩy văn hóa nghệ thuật phát triển, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân...

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hầu hết các hoạt động văn hóa phải tạm dừng, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần và nguồn thu nhập của người dân, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa giữa các dân tộc, vùng sâu, vùng xa với đô thị còn chênh lệch. Các hoạt động thể dục thể thao trên toàn quốc phải giảm về số lượng và quy mô, lùi hoặc hoãn tổ chức đã ảnh hưởng đến kế hoạch huấn luyện của các vận động viên thể thao. Việc hoãn tập huấn và tham dự các giải thể thao quốc tế, đặc biệt là các cuộc thi vòng loại Olympic, Paralympic đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu vượt qua vòng loại, giành suất tham dự Đại hội của các vận động viên Việt Nam.

Trong lĩnh vực du lịch, một số nhiệm vụ quan trọng năm 2020 phải tạm dừng, thay đổi, hầu như không có khách quốc tế nên phụ thuộc chủ yếu vào thị trường du lịch nội địa. Phần lớn các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về tài chính để khôi phục hoạt động. Thu nhập người lao động bị giảm, tâm lý hạn chế chi tiêu ảnh hưởng rất lớn tới tiêu dùng du lịch, nhu cầu của thị trường giảm sút. Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ hoặc không kịp thời.

Thanh Giang/TTXVN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN