TTVH Online

'Mặt trời nhân tạo' thế hệ mới của Trung Quốc đi vào hoạt động

04/12/2020 19:47 GMT+7

Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) ngày 4/12 thông báo HL-2M Tokamak - "mặt trời nhân tạo" thế hệ mới của Trung Quốc - đã đi vào hoạt động và đạt được phản ứng sinh năng lượng qua plasma đầu tiên

(Thethaovanhoa.vn) - Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) ngày 4/12 thông báo HL-2M Tokamak -  "mặt trời nhân tạo" thế hệ mới của Trung Quốc - đã đi vào hoạt động và đạt được phản ứng sinh năng lượng qua plasma đầu tiên

Tàu vũ trụ Solar Orbiter chụp được ảnh cận cảnh Mặt Trời

Tàu vũ trụ Solar Orbiter chụp được ảnh cận cảnh Mặt Trời

Ngày 16/7, các nhà khoa học công bố những ảnh chụp Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất từ trước đến nay do tàu thăm dò Solar Orbiter thực hiện và gửi về Trái Đất.

Theo CNNC, thiết bị được lắp đặt ở Thành Đô (Chengdu), tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) nêu trên được kỳ vọng sẽ cung cấp năng lượng sạch thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân có kiểm soát.

Giới khoa học Trung Quốc cho biết HL-2M Tokamak có thể mang lại nguồn năng lượng gần như vô hạn, nhưng tốn kém ít chi phí.

Trong ảnh: "Mặt trời nhân tạo" HL-2M Tokamak được lắp đặt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 4/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVNv
 "Mặt trời nhân tạo" HL-2M Tokamak được lắp đặt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 4/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Dự án HL-2M Tokamak của Trung Quốc là một phần trong siêu dự án Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) có trụ sở tại Pháp, với các thành viên chính gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. ITER là dự án hợp hạch lớn nhất thế giới với chi phí lên đến 22 tỉ USD  nhằm nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ tổng hợp hạt nhân với mục tiêu đưa những kết quả nghiên cứu và thí nghiệm về vật lý plasma vào sản xuất điện năng quy mô lớn.

HL-2M Tokamak là thiết bị được chế tạo trong dự án thử nghiệm siêu dẫn do CNNC triển khai vào năm 2006. "Mặt trời nhân tạo” sẽ sản sinh nhiệt độ lên đến hơn 200 triệu độ C, cao hơn 13 lần sức nóng ở trung tâm Mặt Trời. 

Trong khi các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới sử dụng phản ứng phân hạch uranium, dự án “mặt trời nhân tạo” tập trung nghiên cứu phản ứng hợp hạch vốn khó thực hiện hơn. Giới khoa học cho biết phản ứng hợp hạch giúp phóng thích nguồn năng lượng khổng lồ tương tự như phản ứng của mặt trời khi các hạt nhân hydro kết hợp lại thành heli.

Ngọc Hà/TTXVN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN