TTVH Online

Viettel có phải là... Thể Công?

30/10/2020 14:54 GMT+7

Năm thứ 2 kể từ ngày về “mái nhà xưa” V-League, CLB Viettel đang đứng trước cơ hội rất lớn để vô địch. Thậm chí người hâm mộ “đội bóng áo lính” còn mong chờ cơn lốc đỏ mang “hào khí Thể Công” trở lại đúng nghĩa và hào hùng nhất. Liệu Viettel có phất được khi cờ đến tay hay không? Quan trọng hơn “hồn cốt” của Thể Công ngày nào có đậm đặc được trong hình hài đội bóng Viettel?

(Thethaovanhoa.vn) - Năm thứ 2 kể từ ngày về “mái nhà xưa” V-League, CLB Viettel đang đứng trước cơ hội rất lớn để vô địch. Thậm chí người hâm mộ “đội bóng áo lính” còn mong chờ cơn lốc đỏ mang “hào khí Thể Công” trở lại đúng nghĩa và hào hùng nhất. Liệu Viettel có phất được khi cờ đến tay hay không? Quan trọng hơn “hồn cốt” của Thể Công ngày nào có đậm đặc được trong hình hài đội bóng Viettel?

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp TPHCM vs HAGL, Bình Dương vs Hà Tĩnh. VTV6, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp TPHCM vs HAGL, Bình Dương vs Hà Tĩnh. VTV6, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá V-League 2020: trực tiếp TPHCM vs HAGL, Bình Dương vs Hà Tĩnh. Lịch thi đấu bóng đá hạng Nhất quốc gia, bóng đá Ngoại hạng Anh, bóng đá Tây Ban Nha La Liga, bóng đá Đức Bundesliga. Lịch bóng đá ngày 30/10, sáng 31/10.

13 lần vô địch giải hạng A miền Bắc, sau này là 5 lần vô địchq gia. Từng đó danh hiệu đã đủ để nói lên sức mạnh của đội bóng áo lính. Thể Công (hay có lúc mang tên CLB Quân Đội) trở thành tượng đài của danh hiệu cũng như trong tình cảm của hàng triệu người hâm mộ nước nhà. Nhưng hôm nay đã là phiên hiệu khác, bối cảnh khác và con đường đi cũng đã khác, cho nên sẽ vô cùng khó để “một lần Thể Công, mãi mãi Thể Công”.

Từ Thể Công sang Viettel rồi vào Thanh Hóa…

Thể Công là một tượng đài trong suốt chiều dài lịch sử bóng đá nước nhà, điều đó là không thể phủ nhận, nhưng cũng giống như cuộc đời không có gì là mãi mãi. Rất nhanh, khi bước vào sân chơi chuyên nghiệp,Thể Công đã trải qua những biến động lịch sử.

Đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập (2004), Thể Công xuống hạng, sau đó trở lại V-League vào năm 2007. Để rồi ngày 25/9/2009, Bộ Quốc Phòng chính thức ra quyết định xóa tên Thể Công, chấm dứt 55 năm tồn tại của đội bóng Quân đội. Cùng với quyết định xóa tên Thể Công, Bộ Quốc Phòng đã giao toàn quyền quản lý đội cho Viettel - nhà tài trợ của CLB vào thời điểm đó.

Đội bóng giàu truyền thống nhất Việt Nam sau đó mang tên Viettel. Phiên hiệu này chỉ tồn tại tới ngày 07/11/2009, sau khi Thanh Hóa hoàn tất việc mua lại suất dự V-League. Hồi đó, Viettel còn là chủ sở hữu của đội Trung tâm bóng đá Viettel với quan điểm dồn sức cho đội hạng Nhất nên các cầu thủ thuộc lứa 1987 của Thể Công ngược vào xứ Thanh như một cuộc chuyển giao.

Sau gần một thập kỷ, bóng đá Quân đội đánh đấu sự xuất hiện trở lại ở sân chơi chuyên nghiệp ở mùa giải V-League 2019. Thời điểm đó đã có những ý tưởng rồi cả chuyện thu thập chữ ký của đông đảo cựu danh thủ lẫn người hâm mộ để cái tên Thể Công hồi sinh nhưng cuối cùng không thành hiện thực. Nói cách khác, cái tên Thể Công chỉ được căng lên trên khán đài bởi những CĐV trung thành chứ giấy giấy trắng mực đen vẫn là CLB Viettel.

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, bong da, tin bong da, Viettel, Thể Công, V League, lịch thi đấu V League, BXH V League, trực tiếp bóng đá
Điều quan trọng với các cầu thủ Viettel lúc này là cần thi đấu hết mình để xứng đáng với truyền thống hào hùng của Thể Công năm xưa

Dù chưa thể trở lại Thể Công với phiên hiệu đăng ký chính thức những ý tưởng đó minh chứng rằng đã có những kỳ vọng về việc khôi phục, gầy dựng và làm bừng sáng trở lại cái tên hào hùng một thời của bóng đá Việt Nam.

Để rồi Viettel “đi tìm” Thể Công

Với rất nhiều người thì cái tên Thể Công chỉ còn là chuyện quá vãng khi đội bóng xuống hạng ở mùa bóng 2009. Còn xét tính chính danh thì cũng không còn tồn tại bởi đã được chuyển giao cho Thanh Hóa 11 năm về trước. Đội bóng của thầy trò HLV Trương Việt Hoàng đang thi đấu tưng bừng tại V-League hôm nay được khởi thủy từ Trung tâm bóng đá Viettel để chơi từ hạng nhì lên đến hạng Nhất rồi cả V-League bây giờ. Chính vì thế, đá để có thành tích là một chuyện còn đá để tìm đúng nghĩa người lính đá bóng với hồn cốt Thể Công không hề đơn giản chút nào.

Có thể, V-League 2020, Viettel đang đua vô địch và đứng trước cơ hội quá lớn để vô địch nhưng điều quan trọng là người hâm mộ vẫn chưa thấy được tinh thần Thể Công trên thảm cỏ. Bản sắc là điều mà CLB Viettel vẫn chưa định hình được nên tìm lại hào khí ngày xưa vẫn như chặng đường cần thêm thời gian và nhiều yếu tố khác nữa.

Trên lý thuyết, Viettel là đội bóng thuộc biên chế và chịu sự quản lý, điều chỉnh của Quân đội nhưng đội bóng lại đang vận hành trong cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp là Viettel. Nói thể để thấy, có thể chuyện thay tên đổi họ hay chuyển phiên hiệu có thể giản đơn nhưng lộ trình dựng xây rồi trở lại sau đó thế nào mới là chuyện nhọc công, tốn sức và cần cả con đường để làm, để đi. Nghĩa là, để trở lại với cái tên nguyên bản thì dễ còn làm sống lại một cái tên đã định danh như một giá trị lớn, nhất là giá trị truyền thống như Thể Công còn nhiều phen khắc khoải.

CLB Viettel ở mùa thứ 2 lên chơi V-League đang ở rất gần chức vô địch nhưng cũng là rất xa nếu phải đi tìm một lối chơi từng được tự hào với mỹ từ “cơn lốc đỏ” ngày nào. Nói đâu xa, ví như có vô địch mùa này thì cũng là xứng đáng với những nỗ lực của Viettel nhưng để ghim lại trong trái tim người xem với nhiều cảm xúc thì quả thật rất khó. Đơn giản hơn, với Viettel vào lúc này chưa thể để lại lối chơi giàu bản sắc hay mang màu sắc riêng biệt như Hà Nội FC chẳng hạn.

Hãy xứng đáng với Thể Công

Cho nên, nếu so với ngày xưa thì đổi thay không chỉ đơn thuần nằm trong giới hạn của việc định danh hình thức mà phải vươn sang cả nhận thức và cách làm bóng đá của đội bóng áo lính bây giờ. Có thể với một CLB như Viettel sẽ không thiếu tiền để làm bóng đá nhưng vấn đề đặt ra là cơ chế để sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả nhất cũng được coi như một khía cạnh xây dựng đội bóng lớn mạnh hơn.

Tất nhiên, có rất nhiều việc phải làm và cần nhiều thời gian để chờ đợi Viettel hiện tại thực sự xứng đáng với cái hùng danh Thể Công năm xưa từ lối chơi, đến con người. Vậy nên, việc trở về cái tên của thưở khai sinh, cũng chỉ là bước đầu tiên trên hành trình Thể Công tìm lại chính mình.

Hay nhìn ở một chiều kích khác như sự thay đổi về thế hệ, về môi trường cũng là tác nhân ảnh hưởng đến chuyện tìm lại hào khí Thể Công. Bây giờ khi cơ chế vận hành của doanh nghiệp kết duyên cùng bóng đá nên những tác động trong quá trình phát triển cũng khác nhiều đi. Bóng đá luôn vận động và phát triển thì phải chấp nhận vậy thôi, khó làm khác đi được. Vậy nên, với CLB Viettel lúc này, chắc hẳn họ vẫn đang loay hoay tìm mọi cách để cái tên Thể Công được trở lại trên tất cả mọi phương diện từ chuyên môn, đẳng cấp và danh tiếng hay xây dựng Viettel theo phương thức mới, mô hình mới và tạo ra giá trị mới.

Nói tóm lại, Viettel có thể lên ngôi vô địch V-League mùa này hay “trả lại lên tên cho em” với phiên hiệu Thể Công thì dễ. Cái khó và cái cần làm đó là hồn cốt cùng những ghi nhận phải xứng đáng từ cái tên hào hùng ngày nào mới đúng nghĩa Thể Công.

Đấy là câu chuyện lý thuyết và những chờ mong về những giai đoạn hào hùng ngày trước. Còn rõ ràng, để đạt được đến cái tầm của Thể Công những năm 1998, lứa mà chính HLV Trương Việt Hoàng khoác áo bước lên ngôi vô địch quốc gia đã là khó, huống hồ tìm lại hình ảnh Thể Công vang danh một thời vẫn còn xa ngái.. Còn để thi đấu và vươn tầm với bản sắc của “những người lính đá bóng” như danh thủ Nguyễn Cao Cường đã nói thì vẫn chờ vào cả quá trình phía trước nữa.

Còn nhớ, trong lễ xuất quân của các cầu thủ Viettel dự giải hạng Nhất năm 2016, cựu danh thủ Nguyễn Cao Cường đã có những nhắn nhủ cho các cầu thủ trẻ về tinh thần Thể Công: “Các cháu phải nghĩ rằng các cháu là người lính đá bóng. Người lính đá bóng thì từ tinh thần, đạo đức, lý trí phải luôn luôn rèn luyện, tu dưỡng. Về chuyên môn cũng thế, phải luôn luôn rèn luyện, phải luôn coi mình là một người lính trên mặt trận đá bóng”. Vậy nên đừng quá trăn trở với câu hỏi - Viettel có phải là... Thể Công?

Trần Tuấn

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN