TTVH Online

Mâm ngũ quả có ý nghĩa thế nào trong ngày Tết Nguyên đán?

24/01/2020 07:35 GMT+7

Mâm ngũ quả không chỉ mang ý nghĩa trang trí, nó còn thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Vì thế, nếu muốn có mâm ngũ quả đẹp cho ngày Tết, bạn hãy lưu ý những điều sau.

(Thethaovanhoa.vn) - Mâm ngũ quả không chỉ mang ý nghĩa trang trí, nó còn thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Vì thế, nếu muốn có mâm ngũ quả đẹp cho ngày Tết, bạn hãy lưu ý những điều sau.

Cách bày mâm ngũ quả trên bàn thờ Tết chuẩn Phúc Quý Thọ Khang Ninh

Cách bày mâm ngũ quả trên bàn thờ Tết chuẩn Phúc Quý Thọ Khang Ninh

Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả được bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Cũng có nhà bày trên một cái đĩa to rồi đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. 

Mâm ngũ quả là một biểu tượng không thể thiếu trong phong tục ngày Tết của người Việt. Trong dịp Tết Nguyên đán, mọi người thường chuẩn bị bày biện mâm ngũ quả rất công phu để dâng lên ban thờ Tổ tiên.

Mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa trang trí cho bàn thờ gia tiên hay mang không khí xuân vào nhà, quan trọng hơn hết đó là cách gia chủ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên cũng như mang theo ước nguyện cho một năm mới may mắn, sung túc, đủ đầy.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Theo thuyết duy vật cổ đại xưa, tất cả vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu, đó chính là: kim loại (kim), nước (thủy), gỗ (mộc), lửa (hỏa) và thổ (đất) được gọi là ngũ hành.

“Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ.

Chú thích ảnh
Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính với tổ tiên

Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên đán nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.

Và cũng bởi thế, ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.

Người phương Đông quan niệm mâm ngũ quả cần có 5 loại quả với 5 màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc:

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Bên cạnh đó, "ngũ" còn tượng trưng những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn); Quý (Giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).

Con số 5 - “ngũ” - tương ứng với ngũ hành, là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả trên bàn thờ nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.

Những nguyên tắc cần nhớ khi bày mâm ngũ quả:

Yếu tố ngũ hành

5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tiêu biểu cho 5 màu sắc khác nhau. Có thể bày hơn 5 lọai quả trên mâm, nhưng cần khéo léo chọn quả tươi, ngon mang ý nghĩa tốt lành.

Mâm ngũ quả truyền thống với 5 loại quả, số quả lẻ thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển. Ngày nay để thể hiện lòng hiếu thảo đến ông bà, tổ tiên cộng với tính thẩm mỹ người ta không quá cứng nhắc trong chuyện phải là 5 loại quả nữa nhưng ở người Bắc vẫn chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Chú thích ảnh
Ngày nay, người ta bày nhiều hơn 5 quả

Ngược lại, miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì, số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả (ví dụ chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng quả).

Bày quả có gai

Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt. Gia đình cần phải tránh những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng, dứa... là những loại quả kiêng kỵ đặt trên mâm ngũ quả ngày Tết.

Nhiều người cho rằng, bày mâm ngũ quả chỉ cần thành tâm là được. Điều này cũng không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, theo quan niệm của người xưa, ban thờ là nơi thiêng liêng không nên để những gì quá nặng mùi, sắc nhọn. Do đó, khi sắp lễ cúng, bạn nên chọn những trái cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát.

Bày trái cây quá chín

Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 - 28 Tết, thậm chí sớm hơn.

Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau thường là khi gia đình cúng hết Tết, mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.

Chú thích ảnh
Tránh hoa quả quá chín

Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá, tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa. Chuối nhất định phải là chuối xanh để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành.

Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.

Bày hoa quả còn ướt

Nhiều gia đình mua quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Song, việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Chính vì thế, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.

Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

Bày hoa quả, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả

Việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả theo nghĩa riêng, hoặc chọn thêm thực phẩm khác lên mâm ngũ quả để thể hiện mong muốn của gia chủ.

Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.

Bày hoa quả giả lên mâm ngũ quả

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, việc bày hoa quả giả trên bàn thờ trong những ngày này vừa không tôn trọng thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy.

K.Y (Tổng hợp)

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN