TTVH Online

Giám đốc Công an Hà Nội trả lời chất vấn về phòng chống tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

05/12/2019 21:13 GMT+7

Chất vấn nhóm vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XV vào chiều 5/12, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi với Giám đốc Công an thành phố Hà Nội về loại tội phạm giết người (nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).

(Thethaovanhoa.vn) - Chất vấn nhóm vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XV vào chiều 5/12, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi với Giám đốc Công an thành phố Hà Nội về loại tội phạm giết người (nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV: Quyết sách nhiều vấn đề kinh tế quan trọng

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV: Quyết sách nhiều vấn đề kinh tế quan trọng

Quốc hội đã thông qua 11 Luật, Bộ luật, 17 Nghị quyết với sự đồng thuận cao và cho ý kiến 10 dự án luật khác; trong đó có nhiều dự thảo Luật, Nghị quyết liên quan đến kinh tế.

Về vấn đề này, Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến loại tội phạm này, cần phải hiểu rõ thế nào là phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ.

Chú thích ảnh
Giám đốc Công an thành phố, Trung tướng Đoàn Duy Khương trả lời chất vấn chiều 5-12
Nguồn ảnh: Báo Tầm nhìn

Theo đó, các đối tượng có tiền án, tiền sự mà Công an đang quản lý, theo dõi sẽ được xếp vào diện phòng ngừa nghiệp vụ, còn các mâu thuẫn trong xã hội, có thể do bộc phát, cũng có thể tích tụ theo thời gian, đó là phòng ngừa xã hội.

Như vụ anh trai sát hại cả nhà em ruột ở huyện Đan Phượng là vụ điển hình về phòng ngừa xã hội rất yếu kém, trong đó có trách nhiệm của lực lượng của Công an, nhất là Công an cơ sở.

"Chúng tôi đã yêu cầu Công an huyện Đan Phượng kiểm điểm, đặc biệt là kiểm điểm các cán bộ thuộc Đội Cảnh sát hình sự, Công an xã. Bởi, mâu thuẫn giữa hai anh em trong vụ việc này không phải bộc phát, mà đã mâu thuẫn với nhau thời gian dài, người dân khu phố đều biết" - Giám đốc Công an Hà Nội cho biết.

Theo Trung tướng Đoàn Duy Khương, đây không phải là đổ trách nhiệm mà muốn nói lên trách nhiệm phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự là trách nhiệm của toàn đảng, toàn quân, toàn dân.

"Mâu thuẫn như vậy, tổ hòa giải ở đâu, đoàn thể đang ở đâu, phụ nữ, thanh niên đang ở đâu mà chậm chỉ đạo, xử lý như vậy. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng dù sao chăng nữa, trách nhiệm của lực lượng Công an với vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, tổ chức, triển khai thực hiện phòng ngừa xã hội gắn với phòng ngừa nghiệp vụ như thế là chưa được", Giám đốc Công an thành phố Hà Nội nói rõ.

Trong phòng ngừa xã hội, một số đại biểu nêu vấn đề về tội phạm liên quan đến ngáo đá, ngáo rượu, tâm thần. Về vấn đề này, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết: Tháng 8/2016, Công an Hà Nội đã tổ chức nhiều hội thảo nêu ra khái niệm thế nào là ngáo đá, từ đó chỉ đạo các Công an cơ sở rà soát lên danh sách các trường hợp ngáo đá, ngáo rượu. Tháng 8/2016, toàn Hà Nội có 257 đối tượng ngáo đá, Công an Hà Nội quyết tâm đưa hết số này vào cai nghiện. Nhưng việc đưa các đối tượng vào cai nghiện trong một hành lang pháp lý rất khó khăn, chỉ khi gia đình tự nguyện đưa đi mới giải quyết được.

Việc xử lý đối tượng tâm thần cũng rất khó khăn, vì đưa vào điều trị phải có kinh phí. Chính quyền không thể đủ tiền để “làm từ thiện”, gia đình phải có trách nhiệm, nhưng nhiều gia đình không có tiền, vào bệnh viện cho vào vài tháng hết tiền cũng phải cho ra…

Giám đốc Công an Hà Nội đề nghị UBND thành phố kiến nghị HĐND thành phố có khoản kinh phí về an sinh xã hội để đảm bảo người dân có quyền được sống trong an ninh an toàn. Ngoài các giải pháp của lực lượng Công an, rất cần giải pháp của các cấp, ngành, đặc biệt là chính quyền.

Trả lời chất vấn về tội phạm ngoại tỉnh của các đại biểu, Giám đốc Công an Hà Nội Đoàn Duy Khương cho biết, Hà Nội có số lượng người dân ngoại tỉnh đến sinh sống học tập và làm việc nhiều, kéo theo số lượng tội phạm cũng tăng nhanh.

Tuy nhiên, trong quy định của Bộ Công an, khi các đối tượng có tiền án, tiền sự từ các tỉnh di cư vào Hà Nội, Công an Hà Nội đều có sự phối hợp, kiểm soát chặt chẽ. Các đối tượng chưa có tiền án tiền sự cũng được tổ chức nắm tình hình. Hàng năm, Công an Hà Nội đều tổ chức tổng kiểm tra hộ khẩu. Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng để phát hiện những đối tượng ngoại tỉnh vào Hà Nội phạm tội.

Nguyễn Hoàng - TTXVN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN