TTVH Online

Sốc phản vệ nhập viện cấp cứu vì bọ xít hút máu

08/10/2019 21:01 GMT+7

Đầu tháng 10, bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai tiếp nhận một bệnh nhân nam nhập viện cấp cứu do bọ xít hút máu đốt. Khi đưa đến phòng cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng khó thở, giảm phản xạ trên cơ, ngứa da vùng cổ gáy đầu mặt.

(Thethaovanhoa.vn) - Đầu tháng 10, bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai tiếp nhận một bệnh nhân nam nhập viện cấp cứu do bọ xít hút máu đốt. Khi đưa đến phòng cấp cứu, bệnh nhân trong tình trạng khó thở, giảm phản xạ trên cơ, ngứa da vùng cổ gáy đầu mặt.

7 câu hỏi thường gặp khi khám tại bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai

7 câu hỏi thường gặp khi khám tại bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai

Thời gian làm việc của bệnh viện như thế nào, có khám vào ngày thứ 7 và chủ nhật không?

Bác sĩ CKI Hồi sức tích cực & Chống độc cho biết: “ Bệnh nhân bị sốc phản vệ độ III, nghi ngờ do côn trùng chưa rõ loại đốt. Bệnh nhân được bệnh viện cho điều trị theo phác đồ chống sốc, thở máy tại khoa Hồi sức và cấp cứu”.

Chú thích ảnh
Hình dáng bọ xít hút máu người

Bác sĩ cho biết loại côn trùng mà người nhà mô tả có khả năng là loại bọ xít hút máu người có tên khoa học là Triatominae

Theo thông tin từ nhà bệnh nhân cho biết: Khi đang ngủ thì bệnh nhân thấy nhói lên sau gáy, kiểm tra thì thấy một loại côn trùng hình dáng giống bọ xít nhưng dài hơn đốt vào gáy. Hình dáng công trùng giống với loại bọ xít hút máu mà báo chí đã thông tin. Sau đó, người bệnh thấy khó thở, lơ mơ và được người nhà cho nhập viện cấp cứu tại bệnh viện.

Sau thời gian điều trị tích cực, bệnh nhận đã xuất viện, sức khỏe hoàn toàn ổn định.

Đặc điểm nhận biết và biện pháp phòng chống bọ xít hút máu người

Đặc điểm nhận biết

Bọ xít hút máu có tên khoa học Triatoma rubrofasciata, là vector truyền bệnh Chagas lưu hành phổ biến ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Loài bọ xít này có xu hướng đốt máu trên mặt người, nên chúng còn được gọi là “kissing bugs”.

Vòng đời phát triển của bọ xít hút máu Triatominae khoảng trên, dưới 300 ngày (tùy thuộc vào điều kiện môi trường).

Giai đoạn bọ xít trưởng thành, cơ thể có màu nâu tối phớt màu đỏ nhạt. Phần đầu hơi kéo dài. Râu đầu có 4 đốt, đốt thứ hai dài nhất, đốt 3 và đốt 4 vuốt nhỏ lại giống như lông cứng, đốt 4 màu trắng sáng. Phụ miệng kiểu chích hút gọi là vòi, có 3 đốt.

Biện pháp phòng chống

- Biện pháp thủ công: thực hiện các biện pháp vệ sinh các kho chứa đồ trong nhà, đặc biệt ở những nơi có vật liệu gỗ, không nên để gỗ thành từng ụ trong khu vực sinh sống để hạn chế sự sinh sôi cũng như nơi trú ngụ của loài bọ xít hút máu này.

- Sử dụng hóa chất: Chúng ta có thể thực hiện biện pháp thủ công kết hợp với việc sử dụng hóa chất (Permethrin 50 EC, Alphacypermethrin 10SC…) để phòng chống bọ xít hút máu một cách hiệu quả tùy vào từng trường hợp.

(Nguồn: Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM)

PTTT

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN