TTVH Online

Mâm cỗ và văn khấn Tết Trung thu - rằm tháng 8 chuẩn nhất

13/09/2019 19:17 GMT+7

Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin), dưới đây là bài văn khấn rằm tháng 8 được nhiều gia đình sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và người đã khuất.

(Thethaovanhoa.vn) - Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin), dưới đây là bài văn khấn Rằm tháng 8 được nhiều gia đình sử dụng để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và người đã khuất.

Tết Trung thu: Sự tích, nguồn gốc, ý nghĩa...

Tết Trung thu: Sự tích, nguồn gốc, ý nghĩa...

Từ lâu, cứ đến Rằm tháng 8, từ người lớn đến trẻ em lại nô nức đón Trung thu, phá cỗ, ngắm trăng... Tuy nhiên, nguồn gốc, lịch sử và sự xuất hiện của Tết Trung thu không phải ai cũng biết.

Chuẩn bị mâm cỗ:

Để tỏ lòng thành kính với các bậc gia tiên, mỗi gia đình Việt Nam sẽ có một mâm cỗ ngọt gồm hoa quả, bánh kẹo như: Chuối chín vàng, bưởi mang sự tốt lành, quả na tượng trưng cho sự sinh sôi, hồng đỏ thể hiện sự may mắn, nhành hoa tươi đầu thu... và không thể thiếu hai loại bánh đặc trưng của Tết trung thu là bánh nướng và bánh dẻo cũng như trà ướp sen.

Chú thích ảnh
Một mâm cỗ cúng Rằm tháng Tám Âm lịch đầy đủ

Còn nếu gia chủ có điều kiện hơn thì cũng có thể chuẩn bị một mâm cỗ mặn cúng Tết trung thu để tỏ lòng thành kính tới gia tiên, cũng như tới các vị thần linh cũng như cầu mọi sự bình an, may mắn tới gia đình của mình".

Ngoài ra, theo một số nhà phong thủy, trong mâm cỗ cúng Tết trung thu thì không thể thiếu hình ảnh của ông tiến sĩ giấy. Gia chủ thường bày trí thêm hình của 2 ông tiến sĩ giấy để cầu mong cho con em hình học hành tấn tới, ngoan ngoãn, giỏi giang đồng thời đỗ đạt thành tài như 2 ông tiến sỹ làm quan trong triều xưa.

Khi làm mâm cỗ mặn cúng Tết trung thu để trình gia tiên, thần linh thì tối kỵ cúng thịt chó, thịt mèo, thịt trâu..... Chỉ nên cúng bằng thịt gà hoặc thịt lợn. Mâm cỗ cúng Tết trung thu phải đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, tinh khiết và có lòng thành tâm là được

Văn khấn:

Việc cúng rằm Trung thu có thể vì điều kiện của gia chủ mà có thể cúng từ ngày mùng 10 cho tới ngày 15 cũng có thể chấp nhận được:

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại …, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo! 

(Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo)

HC (Tổng hợp)

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN