TTVH Online

Cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

13/08/2019 14:30 GMT+7

Chụp MRI cột sống là phương pháp cho chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm cột sống. Để cụ thể bạn nên đến bệnh viện khám và đánh giá tình trạng của bạn. Chúc bạn sớm khỏe.

(Thethaovanhoa.vn) - Hỏi: Cho em hỏi muốn biết mình có bị thoát vị đĩa đệm hay không thì phải chụp MRI mới phát hiện được phải không ạ?

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị thoái hóa và dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Chính vì thế,việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết để tránh việc bệnh tiến triển nặng.

ThS BS Phạm Văn Đức (Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai) trả lời:

Chụp MRI cột sống là phương pháp cho chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm cột sống. Để cụ thể bạn nên đến bệnh viện khám và đánh giá tình trạng của bạn. Chúc bạn sớm khỏe.

Hỏi: Vừa qua tôi bị gãy cổ xương đùi đã được phẫu thuật thay khớp háng một tháng, sau phẫu thuật 03 tuần có tập đi trên khung tập đi nhưng vẫn còn hơi đau. Tôi có nên tập đi tiếp hay không và sau bao lâu thì nên đi tập Vật lí trị liệu?

ThS BS Phạm Văn Đức (Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai) trả lời:

Thay khớp háng là phương pháp nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và đi lại bình thường. Chúng tôi áp dụng các bài tập vật lý trị liệu sớm từ ngày thứ nhất, ngày thứ hai sau mổ nhằm giúp bệnh nhân vận động sớm. Việc vận động, tập luyện sớm vừa giúp phòng ngừa các biến chứng sau mổ như tắc mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm phổi do ứ đọng... Vừa giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chức năng đi lại bình thường.

Thông thường sau mổ 1 – 2 ngày bệnh nhân đã được tập đi lại nhẹ nhà. Quá trình tập luyện cần lưu ý tập từ nhẹ rồi tăng dần cường độ tập, tập từ dễ đến khó. Tập đi lại từ đoạn ngắn sang đoạn dài, đi từ mặt nền phẳng sang đi lên xuống cầu thang; đi từ có hỗ trợ của dụng cụ như khung tập đi hoặc nạng sau đó dần bỏ nạng. Chúng tôi khuyên bác tiếp tục tập vận động.Tuy nhiên nếu tự tập mà thấy khó khăn, đau nhức khó chịu thì bác có thể đến bệnh viện để được điều trị với các phương tiện máy móc vật lý trị liệu kèm các bài tập cụ thể sẽ giúp bác giảm đau, giảm co cứng cơ và nhanh chóng phục hồi hơn. Trân trọng cảm ơn!

Độc giả có câu hỏi dành cho bác sĩ trong chuyên mục Hỏi – Đáp của Bệnh viện Hoàn mỹ ITO Đồng Nai, xin vui lòng gửi email về địa chỉ: contactus.itodongnai@hoanmy.com hoặc liên hệ trực tiếp qua facebook: https://www.facebook.com/BenhvienHoanMyItoDongNai/

Số điện thoại tổng đài: (0251) 3918 569

PTTT

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN