TTVH Online

Thủ đô của Ấn Độ ghi nhận mức nhiệt kỷ lục

10/06/2019 22:18 GMT+7

Theo cơ quan dự báo thời tiết Skymet Weather, nhiệt độ tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã lên mức 48 độ C trong ngày 10/6. Đây là mức nhiệt cao nhất từ trước tới nay được ghi nhận tại thủ đô của Ấn Độ.

(Thethaovanhoa.vn) - Theo cơ quan dự báo thời tiết Skymet Weather, nhiệt độ tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã lên mức 48 độ C trong ngày 10/6. Đây là mức nhiệt cao nhất từ trước tới nay được ghi nhận tại thủ đô của Ấn Độ.   

Nắng nóng gay gắt kéo dài đến ngày 12-13/6, sau đề phòng mưa dông kèm lốc

Nắng nóng gay gắt kéo dài đến ngày 12-13/6, sau đề phòng mưa dông kèm lốc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đợt nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 12-13/6, nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 39 độ C, có nơi trên 40 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10 - 17 giờ. Dự báo, từ đêm 12/6 có mưa dông cục bộ, đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, giới chức cơ quan trên viết: "New Delhi ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong lịch sử. Lập kỷ lục cao chưa từng thấy ở mức 48 độ C. Đây là mức nhiệt nóng nhất trong tháng 6".  

Chú thích ảnh
New Delhi (Ấn Độ) đang hứng chịu đợt nóng khủng khiếp

Trong khi đó, nhiều bang tại Ấn Độ đã phải trải qua đợt nắng nóng nghiêm trọng kéo dài hơn một tuần qua với nền nhiệt đo được tại nhiều bang vượt quá 50 độ C.

Tuần trước, nhiệt độ tại thị trấn Rajasthan, quận Churu, bang Rajasthan, đã chạm mốc 50,3 độ C, trong khi nhiều nơi ở miền Bắc Ấn Độ, trong đó có thủ đô New Delhi, cũng ghi nhận mức nhiệt 46 độ C. Nắng nóng kéo dài đã làm các mạch nước ngầm cạn kiệt.

Thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ẩu đả vì tranh chấp nguồn nước khiến 1 người thiệt mạng.   

Thời tiết nóng gay gắt, cực đoan đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và động vật nước này. Khoảng 15 con khỉ trong một đàn gồm 30 đến 35 con trong rừng Joshi Baba  ở bang Madhya Pradesh đã chết.

Các chuyên gia thú y nhận định những con khỉ này có thể chết do sốc nhiệt. Nắng nóng kéo dài đã làm cạn kiệt các nguồn nước trong rừng bảo tồn khiến nhiều con hổ phải đi tìm nước tại các khu dân cư gần đó.   

Nhiệt độ tại miền Nam Ấn Độ có phần dịu mát hơn do xuất hiện những cơn mưa gió mùa.

TTXVN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN