TTVH Online

Việt Nam với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: LHQ bầu chọn ủy viên không thường trực HĐBA

07/06/2019 22:27 GMT+7

Tối 7/6 (theo giờ Việt Nam), khóa họp thứ 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã bắt đầu tiến hành bỏ phiếu nhằm chọn ra 5 nước vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

(Thethaovanhoa.vn) - Tối 7/6 (theo giờ Việt Nam), khóa họp thứ 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã bắt đầu tiến hành bỏ phiếu nhằm chọn ra 5 nước vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ nhiệm kỳ 2020-2021. 

Liên hợp quốc báo động nạn dọa nạt trẻ em trên thế giới

Liên hợp quốc báo động nạn dọa nạt trẻ em trên thế giới

Khoảng 130 triệu trẻ em, tương đương 1/3 số trẻ em trên toàn thế giới bị dọa nạt dưới nhiều hình thức và tình trạng này khiến các em chịu hậu quả rất lâu dài. Đây là nội dung báo cáo mới nhất được Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 8/10.

Trong số này, 6 nước đã ứng cử cho 5 vị trí, trong đó 2 vị trí dành cho nhóm các nước châu Phi, 1 vị trí cho nhóm các nước Mỹ Latinh, 1 vị trí cho nhóm nước Đông Âu và 1 vị trí cho nhóm các nước châu Á- Thái Bình Dương.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa

Là ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á- Thái Bình Dương, Việt Nam sẽ thay thế Kuwait tại HĐBA LHQ từ ngày 1/1/2020 nếu đạt số phiếu ủng hộ bằng hoặc hơn 70% tổng số các nước thành viên LHQ tham gia bỏ phiếu (tức là khoảng 128, 129 phiếu), không tính các phiếu trắng không có ý kiến hoặc những nước bị truất quyền bỏ phiếu do không hoàn thành trách nhiệm đóng góp tài chính cho hoạt động của LHQ. Cho đến thời điểm này, Libya là nước duy nhất không được phép bỏ phiếu.

HĐBA - một trong 6 cơ quan chính của LHQ - có 15 ủy viên, trong đó 5 ủy viên thường trực và 10 ủy viên được bầu với nhiệm kỳ 2 năm. Đây là cơ quan duy nhất của LHQ có quyền quyết định đánh giá thực tại các mối đe dọa hoặc phá hoại hòa bình và đưa ra khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.

Kỳ bầu cử ủy viên không thường trực HĐBA lần này được cho là khá thuận lợi đối với các nước ra ứng cử bởi ngoài Estonia và Romania phải cạnh tranh phiếu cho 1 vị trí dành cho nhóm nước Đông Âu, 4 nước còn lại (gồm Việt Nam, Niger, Tunisia cùng Saint Vincent và Grenadines) đều là những ứng cử viên duy nhất đại diện cho khu vực của mình, nên cơ hội trúng cử rất cao.

Việc các nước châu Á – Thái Bình Dương tại LHQ nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, thể hiện cộng đồng quốc tế ghi nhận những đóng góp tích cực, thực chất, có trách nhiệm của Việt Nam cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này trong 42 năm qua, nhất là trong những lĩnh vực trụ cột của LHQ như gìn giữ và xây dựng hòa bình, bảo vệ quyền con người và thúc đẩy phát triển.

Đặng Ánh/TTXVN

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN