TTVH Online

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

09/05/2019 11:39 GMT+7

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị thoái hóa và dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Chính vì thế,việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết để tránh việc bệnh tiến triển nặng.

(Thethaovanhoa.vn) - Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị thoái hóa và dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh. Chính vì thế,việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết để tránh việc bệnh tiến triển nặng.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long kết nối với sinh viên thông qua Ngày hội việc làm 2019

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long kết nối với sinh viên thông qua Ngày hội việc làm 2019

Sáng ngày 21/04/2019, Tập Đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ đã tổ chức chương trình Ngày Hội Việc Làm 2019 và Vòng Chung Kết Cuộc Thi "BECOME THE BETTER YOU - SINH VIÊN TOÀN NĂNG" tại Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.

Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống, có tác dụng như lò xo giảm chấn, giảm áp lực lên cột sống. Theo thời gian, các đốt sống và đĩa đệm dần bị mất nước, trở nên giòn và dễ vỡ. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một trong các thành phần cấu tạo của đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí và chèn ép vào tủy sống, dây thần kinh gây đau. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường là những cơn đau tại các vị trí như:

Đau tay hoặc chân: Thoát vị đĩa đệm lưng dưới thường gây cảm giác đau dữ dội ở mông, bắp đùi, bắp chân, có thể lan tới một phần bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây đau vùng vai và cánh tay.

Cơn đau sẽ nhói lên ở vùng cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống ở một số tư thế nhất định.

Tê hoặc đau nhức ở những vùng cơ thể có liên quan tới những dây thần kinh bị ảnh hưởng

Chú thích ảnh
Ekip của bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đang thực hiện 1 ca phẫu thuật vi phẫu cho người bệnh

Yếu cơ: Các cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, khiến bạn dễ bị vấp ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ hoặc cầm nắm đồ vật

Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi. Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh giới hạn vận động, yếu liệt, không kiểm soát được khả năng tiêu tiểu. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm thường khởi đầu bằng điều trị bảo tồn, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế làm việc, sử dụng các thuốc đặc trị kèm theo chế độ tập vật lý trị liệu thích hợp. Nếu đáp ứng tốt, người bệnh có thể giảm các triệu chứng trong vòng 1 - 2 tháng. Đa phần người bệnh cần ít nhất 1 năm để trở lại tình trạng bình thường. Tuy nhiên, các trường hợp nặng cần chỉ định phẫu thuật dù phát hiện bệnh sớm. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật vi phẫu đang được áp dụng rộng rãi để điều trị thoát vị đĩa đệm. Đây được xem như một sự tiến bộ về kỹ thuật và vật liệu, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Phương pháp này tận dụng ưu thế về khả năng chiếu sáng và phóng đại của kính hiển vi phẫu thuật giúp giảm chiều dài và độ rộng của vết mổ, ít đau và rút ngắn thời gian hồi phục của người bệnh.

BỆNH VIỆN HOÀN MỸ CỬU LONG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT VI PHẪU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Một người bệnh vừa được áp dụng phương pháp phẫu thuật vi phẫu thành công tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long là chị M.H.D (sinh năm 1976, ngụ tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) chia sẻ, ca phẫu thuật của chị diễn ra khá nhẹ nhàng. Sau phẫu thuật, chị không cảm thấy đau và đã có thể sinh hoạt bình thường chỉ sau 1 ngày phẫu thuật. Theo lời người bệnh, khoảng 10 năm trước, chị D. bắt đầu bị đau nhức lưng, không đi thẳng lưng được. Sau khi được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, chị có điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu. Bệnh có thuyên giảm một thời gian nhưng sau đó lại tái phát.  Sau hai lần tái phát, cơn đau bắt đầu lan tới chân và việc đi lại của chị bị hạn chế rất nhiều. Hai tháng trước khi phẫu thuật chị hầu như chỉ có thể nằm. Ngày 18/04/2019, chị nhập viện tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long để bắt đầu điều trị. Ngay trong chiều cùng ngày, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu, lấy nhân đệm bị vỡ chèn lên dây thần kinh ra, giải phóng dây thần kinh. Sau phẫu thuật, sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và người bệnh đã xuất viện vào ngày 22/4, sau 4 ngày nằm viện theo dõi.

Theo BS.CKI Trần Bình Liêu – Trưởng khoa Ngoại Thần Kinh – Cơ Xương Khớp đồng thời là bác sĩ điều trị cho người bệnh D. -  bên cạnh tính thẩm mỹ, đây còn là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, ít đau và rút ngắn thời gian hồi phục của người bệnh. Thay vì phải chờ 3-4 ngày mới có thể hoạt động lại và nằm viện khoảng 1 tuần như khi áp dụng phương pháp phẫu thuật truyền thống, người bệnh có thể hoạt động lại ngay sau phẫu thuật chỉ 24 giờ và xuất viện sau 3 đến 4 ngày theo dõi sức khỏe.

PTTT

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN