TTVH Online

Sai lầm thường gặp nhất khi dạy tiếng Anh cho con của phụ huynh

19/02/2019 10:52 GMT+7

Nhiều phụ huynh đang chủ động hỗ trợ con tiếng Anh tại nhà. Nhưng, không nhiều phụ huynh biết rằng, có một nguyên tắc khi muốn con học song ngữ thành công, là không bao giờ được “dịch sang tiếng Việt” hoặc dạy nửa Anh nửa Việt khi học. Tại sao?

(Thethaovanhoa.vn)- Nhiều phụ huynh đang chủ động hỗ trợ con tiếng Anh tại nhà. Nhưng, không nhiều phụ huynh biết rằng, có một nguyên tắc khi muốn con học song ngữ thành công, là không bao giờ được “dịch sang tiếng Việt” hoặc dạy nửa Anh nửa Việt khi học. Tại sao?

Nhật Bản dùng robot giảng dạy tiếng Anh trong toàn bộ các trường tiểu học

Nhật Bản dùng robot giảng dạy tiếng Anh trong toàn bộ các trường tiểu học

Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) vừa quyết định tiến hành thử nghiệm đưa robot sử dụng trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy tiếng Anh để tiến tới áp dụng tại toàn bộ các trường tiểu học của nước này.

Phụ huynh chúng ta, nếu ở tầm tuổi này thì chắc không lạ gì giai đoạn “dịch nghĩa” trong đầu khi muốn nói tiếng Anh. Chúng ta dịch tất cả những gì chúng ta nghe được qua tiếng Việt để hiểu. Sau đó, để giao tiếp lại, chúng ta suy nghĩ tiếng Việt, rồi dịch sang tiếng Anh – rồi mới nói ra. Quá trình dịch qua dịch lại như thế làm giao tiếp chậm và mất thời gian, làm cho chúng ta mất tự tin và giao tiếp kém hiệu quả.

Chú thích ảnh

Nguyên nhân là do cách học mà chúng ta đã được dạy từ xưa. “Từ này tiếng Việt nghĩa là...”, “Chép 10 lần cho nhớ nghĩa của từ”, “Apple là trái táo, banana là trái chuối”... Đó là phương pháp học sai gây ra việc giao tiếp không hiệu quả.

Để tránh lặp lại sai lầm, ba mẹ không nên dạy bé tiếng Anh theo phương pháp cũ nữa. Nhưng nếu vậy thì dạy con như thế nào? Đơn giản lắm! Ví dụ, khi dạy bé các loại trái cây, ba mẹ không nói từ tiếng Việt nào cả. Nếu có trái đó ở nhà thì chỉ việc nhìn bé và hỏi “What fruit is it?”, rồi có thể nói: “It is an apple”, hoặc “It is a banana”, “It is a mango”... Cứ nói đi nói lại vậy thì trẻ sẽ hiểu quả đó tiếng Anh có nghĩa là như vậy. Từ đó, quá trình dịch thuật “apple là trái táo” sẽ không hình thành trong đầu trẻ. Dần dần, trẻ sẽ phản xạ một cách tự nhiên:

- Khi giao tiếp bằng tiếng Việt thì: “Đó là quả táo”.

- Khi giao tiếp bằng tiếng Anh thì: “It’s an apple”.

Vì sao lại có phương pháp như vậy, và từ đâu?

Đó là một quá trình và phương pháp thẩm thấu tự nhiên. Rất đơn giản, khi còn bé, chúng ta đã được học ngôn ngữ mẹ đẻ bằng cách đó. Chúng ta nghe, nhìn, hiểu, ghi nhớ và biến từ vựng, mẫu câu đó trở thành của mình. Bởi, ở thời điểm học ngôn ngữ mẹ đẻ, chúng ta không còn ngôn ngữ nào khác để… “dịch” – đành tự lực cánh sinh mà ghi nhớ thôi.

Vì vậy, từ bây giờ, ba mẹ hãy giúp con học tiếng Anh ở nhà theo cách mẹ ba mẹ dạy con tiếng Việt nhé!

Chúc các mẹ thành công vì một tương lai các bé nói song ngữ

Phùng Thị Hải Âu – Chuyên gia lĩnh vực giáo dục sớm cho trẻ em

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN