TTVH Online

PHÂN TÍCH: Malaysia đúng là bậc thầy về kiểm soát bóng

10/12/2018 10:45 GMT+7

Người Mã đang hả hê với thứ bóng đá Cheng Hoe – ball mà họ đã áp dụng thành công ở AFF Cup 2018. Với Tan Cheng Hoe, kiểm soát bóng sẽ mang tới thành công.

(Thethaovanhoa.vn) – Người Mã đang hả hê với thứ bóng đá Cheng Hoe – ball mà họ đã áp dụng thành công ở AFF Cup 2018. Với HLV Tan Cheng Hoe, kiểm soát bóng sẽ mang tới thành công.

 

VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Philippines. Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam hôm nay trên VTC3, VTV5

Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Lịch thi đấu chung kết AFF Cup Malaysia vs Việt Nam. Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam hôm nay trên VTV6, VTC3, VTV5

Lịch thi đấu AFF Cup 2018. VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Malaysia. Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam, chung kết AFF Cup 2018 trên VTV6, VTC3, VTV5.

Lịch thi đấu Chung kết AFF Cup 2018:

Lượt đi: 19h45 ngày 11/12, Malaysia vs Việt Nam

Lượt về: 19h30 ngày 15/12, Việt Nam vs Malaysia

Vé xem trận Chung kết lượt về Việt Nam vs Malaysia ngày 15/12 có các mức giá: 200.000, 350.000, 500.000, 600.000 đồng. Vé được mở bán vào các đợt 10h00, 16h00, 22h00 ngày 10/12 và 10h00 ngày 11/12/2018. Mỗi đợt bán 4.500 vé. Ngay khi hết vé của mỗi đợt mở bán sẽ có thông báo cụ thể.

Mua vé bóng đá online tại đây:

http://vebongdaonline.vn

https://vebongdaonline.com.vn

 

Cheng Hoe – ball là gì? Người Mã đặt cho nó cách mỹ miều, như kiểu Sarri-ball tại Chelsea vậy. Nó đơn giản hơn là triết lý bóng đá dựa trên việc kiểm soát bóng từ những đường chuyền ngắn, nhanh từ phần sân nhà, kết hợp với khả năng di chuyển không bóng, chiếm lĩnh khoảng trống, dựa trên nền tảng của những cầu thủ nhanh nhẹn và có khả năng tăng tốc ở 1/3 sân đối thủ.

Video clip bàn thắng Thái Lan 2-2 Malaysia

Số một về kiểm soát bóng

Những con số thống kê không hề biết nói dối. Trong 6 trận đấu từ đầu giải đến giờ, có đến 5 trận họ kiểm soát bóng vượt trội đối phương. Cá biệt như trận đấu với Lào ở lượt trận thứ hai, khi tỷ lệ cầm bóng của Malaysia lên tới 82,3%. Ở trận ấy, tỷ lệ dứt điểm của Malaysia so với Lào là 24-4, còn tỷ lệ phạt góc thì lên tới… 17-0.

Trận đấu duy nhất ở giải này, Malaysia không kiểm soát bóng nhiều hơn đối phương là bán kết lượt về trên sân Rajamangala của Thái Lan, với tỷ lệ cầm bóng là 47,5%. Đây cũng là điều dễ hiểu vì Thái Lan là đội bóng đẳng cấp bậc nhất Đông Nam Á, và được chơi trên sân nhà. Tuy nhiên, đó cũng chính là trận đấu thăng hoa nhất của Malaysia khi họ liên tục bám đuổi và giành được trận hòa 2-2 đầy quý giá. Và tỷ lệ cầm bóng 47,5% thật ra cũng không đến nỗi kém cho lắm.

Cuộc cách mạng mang tên Cheng Hoe – ball thực tế đã được bắt đầu từ năm ngoái, khi Tan Cheng Hoe tiếp quản đống đổ nát từ tay Nelo Vingala. Vị chiến lược gia người Bồ cố tình áp đặt lối đá bóng dài, bóng bổng với Malaysia, và nhận thành tích thảm họa: hòa 1, thua 6, với hiệu số bàn thắng bại là 6-16, để rồi phải ra đi trong tê tái.

Chú thích ảnh
Các tuyển thủ Malaysia rất chú trọng tập các bài phối hợp nhỏ

Một lợi thế với Tan Cheng Hoe là HLV U23 Malaysia là Ong Kim Swee cũng đồng quan điểm với ông về lối đá này. Và thành công của các cầu thủ trẻ Malaysia tại VCK U23 châu Á cũng như ASIAD 2018 càng củng cố niềm tin về triết lý của Tan Cheng Hoe. Trong vòng một năm qua, các cầu thủ Malaysia ở mọi cấp độ đều chơi bóng với xu hướng ít chạm, đập nhả nhanh, và dựa theo những tam giác dịch chuyển trên sân bóng.

Trong phong cách chơi bóng này, vai trò của cặp tiền vệ trung tâm Akram Mahinan - Syamer Kutty Abba là rất lớn. Họ không thuộc mẫu những cầu thủ kĩ thuật, và chuyên đóng vai trò đánh chặn, nhưng khả năng đọc tình huống, chọn vị trí, và nền thể lực sung mãn luôn giúp hai tiền vệ này trở thành những mắt xích luân chuyển bóng của Malaysia từ phần sân nhà cho tới vòng cấm địa đối thủ.

Cheng Hoe – ball hay, nhưng chưa hoàn hảo

Tại Rajamangala, Malaysia đã ghi cả hai bàn thắng theo phong cách ấy. Bàn của Syahmi Safari xuất phát từ 6 đường chuyền ngắn trong các tam giác nhỏ bên cánh trái để thoát pressing. Còn bàn thắng của Talaha đến từ áp lực rất lớn sau những pha đi bóng tốc độ của Safawi Rasid và Mohamadou Sumareh cũng như sự dâng cao của cặp hậu vệ biên và tiền vệ trung tâm. Đó cũng là trận đấu mà Malaysia cho thấy hiệu quả đặc biệt trong tấn công. Họ dứt điểm 5 lần, trúng khung thành 3 lần và ghi được 2 bàn thắng. Trong khi đó, người Thái cần tới 11 cú dứt điểm nhưng chỉ có 3 lần trúng khung thành và cũng có 2 bàn.

Chú thích ảnh
Malaysia quá phụ thuộc vào phong độ ghi bàn của lão tướng Talaha, người đã bị các hậu vệ Việt Nam vô hiệu hóa ở vòng bảng

Nhưng vấn đề với Malaysia là không phải trận nào họ cũng tận dụng tốt cơ hội từ việc kiểm soát bóng. Đơn cử như trận bán kết lượt đi ở Bukit Jalil, khi họ cầm bóng tới 63,2%, ép cho người Thái tơi bời, nhưng trong 15 cú dứt điểm thì có tới 13 cú ra ngoài, 2 cú bị thủ môn đối phương cản phá. Ở Mỹ Đình cách đây 3 tuần cũng vậy. Malaysia cầm bóng đến 68,6%, sút 6 quả trúng khung thành 2 lần và chẳng ghi được bàn thắng nào. Trái lại, Việt Nam có 2 cơ hội rõ rệt và đều chuyển hóa thành bàn thắng. Ngay cả trước những đội bóng yếu, Malaysia cũng không tận dụng triệt để cơ hội của mình. Trận đấu với Lào chẳng hạn: việc ghi 3 bàn sau 24 cú sút là khá kém cỏi. Đá với Campuchia, Malaysia cũng sút 10 quả, nhưng chỉ ghi được 1 bàn.

Có thể nhận thấy rằng trong phần lớn các trận đấu, Malaysia kiểm soát bóng tốt, nhưng ở phía trên, họ quá phụ thuộc vào tài năng ghi bàn của hai lão tướng Talaha (5 bàn) và Zaquan Adha (3 bàn). Bộ đôi này đã ghi 8/9 bàn thắng. Trong khi đó, chân sút trẻ Safawi Rasid xứng đáng được xem là vua… bỏ lỡ cơ hội. Anh này đã sút xấp xỉ 30 quả từ đầu giải mà chưa ghi được bàn thắng nào.

Tỷ lệ kiểm soát bóng của Malaysia tại AFF Cup 2018
Campuchia 0-1 Malaysia: 53,2%
Malaysia 3-1 Lào: 82,3%
Việt Nam 2-0 Malaysia: 68,6%
Malaysia 3-0 Myanmar: 54,5%
Malaysia 0-0 Thái Lan: 63,2%
Thái Lan 2-2 Malaysia: 47,5%

T.C

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN