TTVH Online

Rạng sáng ngày 28/7: Ngoài nguyệt thực toàn phần, còn xem được cả mưa sao băng và sao Hỏa ở gần Trái Đất nhất

27/07/2018 15:21 GMT+7

PV báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện cùng nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) về hiện tượng Nguyệt thực có độ dài lớn nhất thế kỷ 21 (riêng pha toàn phần kéo dài 103 phút) diễn ra vào rạng sáng 28/7.

(Thethaovanhoa.vn) - Như Thể thao & Văn hóa đã thông tin, đêm 27 rạng sáng ngày 28/7, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ.

Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) cho biết: "Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào rạng sáng mai (28/7), tức là sau nửa đêm hôm nay được khá nhiều người chú ý bởi nó là Nguyệt thực có độ dài lớn nhất thế kỷ 21 (riêng pha toàn phần kéo dài 103 phút).

Chú thích ảnh
Sao Hỏa  (Ảnh: Reuters)

"Toàn bộ Việt Nam chúng ta đều quan sát được trọn vẹn hiện tượng này nếu thời tiết cho phép. Điều làm sự kiện này thú vị thêm chút nữa là đêm nay, rạng sáng mai cũng là thời điểm Sao Hỏa ở gần Trái Đất nhất kể từ năm 2003 và do đó nó sẽ là một điểm sáng rất đáng chú ý ở khá gần Mặt Trăng, đồng thời cùng lúc với nguyệt thực sẽ là cực điểm của mưa sao băng Delta Aquarids - một trận mưa sao băng cỡ trung bình hàng năm", ông Sơn nói.

Chú thích ảnh
Một sao băng được ghi lại ngày 13/7/2018. Ảnh: Earthsky

Tất nhiên, 2 sự kiện đó chỉ mang tính bổ sung, còn đáng chú ý thực sự vẫn là nguyệt thực toàn phần.

Thời tiết đêm nay, rạng sáng 28/7: Khó quan sát nguyệt thực dài nhất thế kỷ ở Việt Nam

Thời tiết đêm nay, rạng sáng 28/7: Khó quan sát nguyệt thực dài nhất thế kỷ ở Việt Nam

Cũng vào thời điểm này, mưa sao băng Delta Aquarids đạt cực đại từ ngày 27-29/7. Và dù là một trận mưa sao băng nhỏ, nhưng cùng nguyệt thực toàn phần, đây sẽ là các sự kiện thiên văn rất đáng lưu tâm trên bầu trời vào đêm nay.

Hòa Nguyễn

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN