TTVH Online

Xử lý bộ phim dang dở ra sao khi diễn viên qua đời?

17/04/2017 07:31 GMT+7

Cái chết của một diễn viên khi phim đang trong quá trình sản xuất buộc các nhà sản xuất phải đặt câu hỏi: Cần phải làm gì tiếp theo? Vậy các hãng phim Hollywood đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

(Thethaovanhoa.vn) - Cái chết của một diễn viên khi phim đang trong quá trình sản xuất buộc các nhà sản xuất phải đặt câu hỏi: Cần phải làm gì tiếp theo? Vậy các hãng phim Hollywood đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

Nữ diễn viên quá cố Carrie Fisher sẽ tiếp tục xuất hiện trong Star Wars: Episode IX, dự kiến ra mắt vào mùa hè năm 2019, theo như lời em trai cô, Todd.

Không tránh được mệnh trời

Cũng theo đó, thay vì sử dụng hình ảnh mô phỏng bằng máy tính như trường hợp Peter Cushing trong Rogue One, họ sẽ dùng những cảnh quay lưu trữ của bà để làm phim mới.

Tuy nhiên, mới đây, giám đốc hãng sản xuất phim Lucasfilm, Kathleen Kennedy, khẳng định: “Đáng buồn là Carrie sẽ không có trong tập 9”, cô nói trên Good Morning America. “Nhưng chúng ta sẽ thấy Carrie rất nhiều ở tập 8”.

Kennedy giải thích rằng Carrie Fisher đã hoàn thành các cảnh quay trong Star Wars: The Last Jedi khi bà qua đời hồi tháng 12 năm ngoái. Thời điểm đó, đội ngũ sáng tạo đứng sau Episode IX chưa hoàn thành kịch bản phim nên họ đã họp lại, và “bắt đầu viết một lần nữa” cốt truyện để công chúa Leia không cần có mặt trong đó.


Rob Harvey đã giành giải Oscar nhờ dựng lại tài tình hình ảnh Oliver Reed trong "Gladiator"

Rất tiếc, đây không phải trường hợp đầu tiên cả bộ phim bị ảnh hưởng bởi cái chết của diễn viên chính trong quá trình sản xuất.

Don Rickles, được biết đến rộng rãi là người lồng tiếng nhân vật Mr Potato Head trong phim Toy Story, cũng vừa qua đời hồi đầu tháng này khi chưa hoàn thành phần thoại ở phần 4 bộ phim. Các ví dụ khác như Philip Seymour Hoffman, người chỉ còn 7 ngày nữa là hoàn thành cảnh quay trong Hunger Games khi ông qua đời do dùng thuốc quá liều. Là Oliver Reed, người đã chết khi đang đóng Gladiator năm 1999; Heath Ledger, qua đời năm 2008 khi đang tham gia The Imaginarium of Doctor Parnassus; hay Brandon Lee, người bị thương nặng do gặp nạn trên phim trường The Crow năm 1993…

Mỗi bộ phim có những cách xử lý khác nhau. Trong đó, có nhiều phim đang ở giai đoạn cuối nên không thể “đập đi xây lại” như Episode IX mà phải dùng nhiều thủ pháp, đa phần rất vất vả.

Cái khó ló cái khôn

Trong trường hợp của Gladiator, phim đã phải viết lại để có thể sử dụng được những đoạn quay cũ của Reed. Họ phải dựng lại cảnh cho phù hợp hoặc dùng một người đóng thế nhưng khi đó, cần lắp đầu cố diễn viên vào người này.

Giám đốc hiệu ứng hình ảnh Rob Harvey, người sau đó đã đoạt giải Oscar nhờ phim, đã chịu trách nhiệm tái tạo Reed trên màn hình. “Khi ông ấy chết, chúng tôi phải hợp lý lại toàn bộ đoạn kết phim” - Harvey chia sẻ. “Đó là một việc rất dị thường, đặc biệt là khi công nghệ hầu như không có gì”.

Harvey cũng là người cộng tác với phim The Imaginarium of Doctor Parnassus của đạo diễn Terry Gilliam, trong đó, kịch bản được sửa để Johnny Depp, Colin Farrell và Jude Law trở thành những nhân cách khác của diễn viên quá cố Ledger.

Carrie Fisher sẽ xuất hiện trong cả ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ phần 9

Carrie Fisher sẽ xuất hiện trong cả ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ phần 9

Gia đình nữ diễn viên quá cố đã cho phép Lucasfilm sử dụng những cảnh quay gần đây của Carrie Fisher để mang công chúa Leia trở lại với “Chiến tranh giữa các vì sao” phần 9.


“Một bộ phim như thế coi như sụp đổ hoàn toàn” - Harvey nhớ lại. “Nhưng bởi đó là phim của Gilliam, bạn phải làm mọi cách có thể”.

Tương tự, Hunger Games cũng viết lại kịch bản sau khi Philip Seymour Hoffman qua đời. Các phim đã tuyển lại diễn viên như Shrek, The Matrix Reloaded, Toy Story (lần lượt Chris Farley, Aaliyah, Don Rickles chết), trong khi đó, nhiều phim khác chọn cách dở dang hơn như: Something’s Got to Give bỏ dở (Marilyn Monroe chết); Game of Death phát hành bản chưa hoàn thiện rồi sau đó mới quay tiếp (Bruce Lee chết); Brainstorm, Fast&Furious 7 dùng diễn viên đóng thế (Natalie Wood, Paul Walker chết), The Crow dựng lại nhân vật nhờ máy tính (Brandon Lee chết)…

Tất cả các trường hợp đều rất tốn kém. Nhưng hầu hết, các nhà sản xuất sẽ được bảo hiểm chi trả cho những sửa đổi cần thiết, thậm chí làm lại phim từ đầu nếu cần. Một bảo hiểm phim tiêu chuẩn phải bao gồm cả những trường hợp diễn viên bị thương hoặc qua đời nhưng với điều kiện không liên quan các bệnh đã được phát hiện trước đó. Còn nếu bỏ phim, bảo hiểm sẽ trả toàn bộ tiền nhà sản xuất đã chi tính tới thời điểm đó. Tuy nhiên, ít ai bỏ vì phim hầu như sẽ đạt doanh thu lớn nếu ra mắt.

Hiện nay, rất nhiều phim lựa chọn cách dựng lại nhân vật thông qua kỹ thuật số nhưng Rob Harvey cho rằng nên thận trọng với phương pháp này đối với góc quay cận mặt nhân vật. Tiến sĩ Garth Twa, giảng viên đại học Ravensourne về sản xuất phim kỹ thuật số đồng tình với quan điểm trên, cho rằng nó chỉ phù hợp nếu là phim hành động bởi không máy móc nào có thể diễn tả được biểu cảm của một diễn viên gạo cội.

Thư Vĩ (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN