TTVH Online

Độc giả tranh luận gay gắt có nên bỏ Tết cổ truyền?

18/01/2017 14:00 GMT+7

Sau khi báo Thể thao & Văn hóa đăng bài Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?, nhiều độc giả đã gửi ý kiến bình luận bày tỏ quan điểm của mình.

(Thethaovanhoa.vn) – Sau khi báo Thể thao & Văn hóa đăng bài Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?, nhiều độc giả đã gửi ý kiến bình luận bày tỏ quan điểm của mình.

Đa phần các ý kiến  đồng ý với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. “Hãy chung sức làm cho Tết cổ truyền thêm đẹp về bản sắc Văn hóa, tinh thần, tiết kiệm về Kinh tế.” (độc giả Quê tôi bày tỏ).

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều có suy nghĩ cũng giống mình. Không nên bỏ tết cổ truyền vì đó là ngày sum họp của gia đình sau một năm làm việc” (độc giả Lê Công Hải)

“Tôi nghĩ đây là ý kiến của một số người mà cuộc sống của họ ít bị ngăn cách gia đình,tình thâm thôi, còn các hệ lụy như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu là chính xác”, độc giả Trần Vu Vơ cho hay.

Ủng hộ quan điểm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Còn ý kiến của những người muốn bỏ Tết cổ truyền là vớ vẩn, không đáng phải bàn luận. Họ đâu có hiểu gì về văn hóa, họ chỉ muốn nêu tên để làm người nổi tiếng! Quá tầm thường!” , độc giả Tâm Nguyễn viết.

Theo tôi bỏ tết cổ truyền là một sai lầm. Tết cổ truyền là nét truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc Việt nam,nay chúng ta đề xuất bãi bỏ là bãi bỏ bản sắc dân tộc VN hay sao?” , độc giả Lê Văn Ý nhấn mạnh.


Bánh chưng, món bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt

“Tết cổ truyền là bản sắc dân tộc bao nhiêu năm rồi, cần phải duy trì.”, độc giả Trần Thắng góp ý thêm.

“Tôi xin lỗi nếu đụng chạm đến những người phát biểu nên bỏ Tết vì qua ảnh tôi thấy họ đáng tuổi cha chú. Nhưng tôi thấy suy nghĩ bỏ Tết là phiến diện. Phát triển thì không cần văn hóa sao? Hãy nhìn qua Hàn Quốc, Singapore,... họ có bỏ Tết cổ truyền đâu. Điều quan trọng là ổn định vĩ mô, không tăng giá mỗi dịp Tết đến. Hạ tầng giao thông cải thiện để người dân đi lại thuận lợi. Nói thì bảo phó thác nhưng trách nhiệm phần lớn thuộc về quản lý Nhà Nước”, độc giả  Thanh Long viết.

Cũng có nhiều luồng ý kiến khá gay gắt: “Không thể bỏ Tết cổ truyền!” (độc giả Nguyễn Văn Bảo); “Tại sao lại bỏ Tết Việt Nam” (độc giả Lê  Long); hay “ Không sao vẫn có người đưa ra ý kiến bỏ tết cổ truyền nhỉ?” (độc giả Nguyễn Phong); hoặc “Một phong tục - Tập quán có từ hàng nghìn nghìn năm nay mà phải bàn à? Xin lỗi mạng xã hội là nơi tự do bày tỏ chính kiến của mình.Với tôi Tết là chở về nguồn cội,nếu ai đó tranh luận hay gì, gì, đi chăng nữa thì nên nhớ về nguồn cội, nghĩa là phải giữ được hồn Việt và vẫn phải có tết cổ truyền dù xã hội có nhiều tết lắm nào là tết dương lịch, tết độc lập ...” (độc giả Lê Văn Liệu)…

Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?

Lại bàn về câu chuyện có nên bỏ Tết cổ truyền hay không?

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán cổ truyền. Và một lần nữa, những tranh cãi về việc có nên bỏ Tết ta hay không lại nổ ra, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.


“Bàn gì nữa. Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn duy trì tết âm lịch. Họ vẫn phát triển tốt đấy thôi. Cổ truyền là cái của mình thì mình phải giữ. Đừng bàn nữa.”, độc giả Pn Chính nhấn mạnh; còn độc giả Tin góp ý: “Đã nói tết cổ truyền dân tộc mà bỏ thì còn gì để mà nói . Tây nó ăn tết của người Việt mình nó thích lắm, hà cớ gì cứ phải chạy theo tây !! Không đáng để bàn tới bàn lui!”…

Cũng có ý kiến cho rằng “Sao không đặt vấn đề ngược lại nhỉ? Bỏ tết theo dương lịch ăn tết âm lịch. Sao người Việt Nam lại cứ phải theo tết Mỹ, tết Nhật nhỉ?” (độc giả Nguyễn Văn Học) hay “Bỏ tết cổ truyển cũng được  Nhưng khi gộp chung tết tây với tết cổ truyền nên giữ lại bản săc văn hóa của dân tộc ta trong những ngày tết cổ truyền. Dù thế nào đi chăng nữa bản sắc văn hóa và những truyền thống của con người Việt Nam chúng ta đã bao đời nay rồi nên không thể tách rời chúng ra được” (độc giả Ngoc Quyên); hoặc bỏ “Bỏ phiếu cho công bằng đi” (độc giả Nguyễn Văn Công)…

An Như (Tổng hợp)

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN