TTVH Online

Không phải lỗi của cầu thủ hay Hodgson, tuyển Anh thất bại do gen di truyền

30/06/2016 19:46 GMT+7

Sự phẫn nộ đổ dồn lên đội tuyển Anh và cụ thể là cá nhân Roy Hodgson. Chỉ 4 ngày trước đó, họ bị một quốc gia với chỉ 330.000 dân loại khỏi giải đấu lớn nhất Châu lục.

(Thethaovanhoa.vn) - Sự phẫn nộ đổ dồn lên đội tuyển Anh và cụ thể là cá nhân Roy Hodgson. Chỉ 4 ngày trước đó, họ bị một quốc gia với chỉ 330.000 dân loại khỏi giải đấu lớn nhất Châu lục.

Greg Dyke, chủ tịch FA, phát biểu trong tháng 12 năm 2014: “Điểm khởi đầu để tạo nên một nền bóng đá đỉnh cao là phát triển thế hệ mầm non, tức là những cầu thủ trẻ”. Để làm được điều này, thì là cả một quá trình. Không ai có thể tìm thấy sự thay đổi tức thì chỉ sau 18 hay 24 tháng. Tuyển Đức mất đến 14 năm để thực hiện cải cách và gặt hái thành công là lứa cầu thủ ở thời điểm hiện tại.

Liên đoàn bóng đá Anh (FA) không ngồi yên. Tháng 10 năm 2011, “Elite Player Performance Plan” đã chính thức được đưa vào hoạt động. Chương trình này được thành lập để nhằm cải thiện khả năng phát triển của các cầu thủ trẻ, cũng như tạo thêm cơ hội để những tài năng nhí, không được ký hợp đồng chuyên nghiệp có thêm cơ hội để thể hiện bản thân, trước những tuyển trạch viên đến từ khắp nơi trên toàn lãnh thổ Anh. Tuy nhiên, DNA người Anh thì vẫn còn đó và tuyển Anh lại thất bại. Thật dễ dàng khi đổ lỗi cho Roy Hodgson.


Iceland xứng đáng có mặt ở tứ kết

Điều đó vẫn luôn đúng. Người ta nói rằng, Hodgson không phải là một HLV tốt. Nhưng cũng có những điều mà người ngoài không thể nhìn thấy hay phán xét. Nội bộ đội tuyển, có một sự thay đổi rõ rệt kể từ sau trận hòa Slovakia. Tuyển Anh tạo ra cho người hâm mộ cảm giác rằng tình hình đã trở nên xấu đi, và thất bại trước Iceland chỉ là hệ quả tất yếu của một tập thể chán nản và phát ngấy vì cung cách làm việc của Hodsgon.

Mức độ không nghiêm trọng bằng, nhưng trận thua này khá giống với cái cách các cầu thủ nổi dậy để chống lại Fabio Capello tại Rustenburg năm 2010. Lại nói về chiến thuật, Roy Hodsgon đã sử dụng 2 sơ đồ tương tự, khá giống với những gì người tiền nhiệm từng làm: 4-3-3 khi bắt đầu trận đấu và biến chuyển thành 4-3-1-2 nếu như không có những phương án tiếp cận khung thành khả dĩ. Điều đó cho thấy một cách rõ ràng, Hodsgon sẵn sàng làm theo những gì người tiền nhiệm đã từng làm, bất chấp việc Capello từng bị các học trò “rút ghế” ở tuyển Anh.


"Cục nợ" của các CĐV Anh tại EURO

Roy Hodgson cũng không có được những gì tốt nhất. Ông mất Danny Welbeck, một cầu thủ hoàn toàn phù hợp với vai trò tiền đạo lệch trái trong sơ đồ 4-3-3. Thay vào đó, Hodgson có Raheem Sterling, bản hợp đồng 49 triệu bảng của Man City, luôn biết cách... tàng hình khi đội tuyển cần sự đột biến nhất. Dưới những áp lực của truyền thông và người hâm mộ, Roy Hodgson đã sẵn sàng để Sterling ngồi dự bị từ sau trận đấu với xứ Wales, nhưng với việc Adam Lallana dính chấn thương, Hodgson đã buộc phải sử dụng Sterling bên cạnh Harry Kane và Daniel Sturridge trong trận thua trước Iceland.

Gây tranh cãi nhất đương nhiên là ở trận đấu với Slovakia, Hodgson sử dụng một đội hình với 6 sự thay đổi sau chiến thắng 2-1 trước xứ Wales. Đó là một canh bạc thất bại của Roy Hodgson, nhưng ông cũng cần nhận được đôi chút sự cảm thông từ người hâm mộ. Harry Kane và Raheem Sterling đã chơi không tốt trong trận đấu gặp xứ Wales, và việc đưa Daniel Sturridge cùng Jamie Vardy vào đội hình xuất phát là ý tưởng nên nhận được những sự ủng hộ, nhất là khi trước đó, cặp đôi này đã tạo nên sự khác biệt trong chiến thắng trước xứ Wales.

Nhìn lại, đây chính là chiến lược của Pochettino ở Tottenham mùa giải trước – chính sách xoay vòng tối đa để tiết kiệm thể lực cho những cầu thủ quan trọng. Nếu canh bạc này thành công, đương nhiên Hodgson sẽ được ngợi ca và người ta sẽ quên luôn ông đã thực hiện tới 6 sự thay đổi. Sự thực thì tuyển Anh đã thất bại trong canh bạc này, Hodgson tự làm khó mình và đưa tuyển Anh rơi vào một nhánh đấu cực khó với sự hiện diện của Đức, Italy, Tây Ban Nha cùng chủ nhà Pháp. Thật may mắn khi tuyển Anh không đụng phải những ông lớn nói trên ở kỳ EURO này bởi đơn giản, Iceland đã loại họ ra khỏi cuộc chơi.

Trở lại với vấn đề DNA của tuyển Anh. Nước Anh tại giải lần này, lại thất bại theo cái cách quen thuộc. Trong quá khứ, họ để thua Croatia năm 2007, thất bại trước Brazil vào năm 2002, với Na Uy vào năm 1993 và vô số thất bại khác đến từ sự lúng túng đáng kinh ngạc của người Anh, theo kèm là những áp lực vô hình. Việc thất bại quá nhiều, khiến đội tuyển quốc gia Anh luôn có một áp lực nằng nề trên đôi vai? Hay là do chiến lược đào tạo cầu thủ trẻ của họ có vấn đề? Hay bởi vì... bẩm sinh, nước Anh không thể giành chiến thắng?


Nguời Anh đã quá quen với những thất bại

Dù là bất kỳ lý do nào, đây là một vấn đề trầm trọng của toàn bộ nền bóng đá Anh, tới giờ vẫn đang hiện hữu. Sau 4 trận đấu, đội tuyển Anh đã có nhiều cú sút hơn bất kỳ đội bóng nào khác tại giải đấu. Cũng phải thừa nhận rằng, họ đã kiểm soát trận đấu tốt, ngay cả trong trận thua 1-2 trước Iceland. Anh kiểm soát bóng, Anh dứt điểm và sau đó bị ý chí của Iceland đánh gục. Trước đó, 2 bàn thắng của “kẻ tí hon” đến từ một sai lầm của Joe Hart và khả năng chọn vị trí phòng ngự kém cỏi của Kyle Walker.

Giả định, tuyển Anh không để thủng lưới (?) và vượt qua Iceland để tiến vào tứ kết nhờ bàn thắng duy nhất của Rooney. Họ sẽ làm gì trước những đối thủ như Tây Ban Nha, Pháp, Đức hay Italy? Với lối chơi ăn sâu vào máu thịt của các cầu thủ Anh, dựa nhiều vào tốc độ, sẽ là tốt hơn để đối đầu với những đội bóng mạnh. Roy Hodgson chẳng tạo được bất kỳ dấu ấn khi làm HLV trên đội tuyển. Lối chơi của tuyển Anh vẫn vậy, phụ thuộc vào tốc độ, không thay đổi nhiều và luôn gặp khó trước những hàng phòng ngự số đông. Đúng Hodgson phải chịu trách nhiệm lớn về thất bại này khi trả giá bằng chính chiếc ghế của mình. Nhưng cầu thủ và văn hóa bóng đá Anh là vấn đề gốc rễ mà chính họ cần phải tìm cách giải quyết.


Danny Rose - cái tên tiêu biểu về thứ di sản giàu thể lực, tốc độ mà người Anh vẫn luôn tự hào

Sau màn trình diễn trước Iceland, huyền thoại bóng đá Anh và Liverpool – Steven Gerrard nhấn mạnh, hiệp đấu thứ 2 là một bộ mặt của những kẻ đê hèn kém cỏi. Tốc độ không phải là một phương án xử lý ổn thỏa trước một hàng phòng ngự số đông. Thời gian tập trung đội tuyển ngắn, số trận đấu ở cấp độ quốc gia là quá ít, rất khó để thay đổi tư duy chơi bóng của những cầu thủ khi đã ăn vào sâu trong tâm trí.

Người Anh, vẫn luôn tự hào về thứ di sản bóng đá giàu thể lực cùng một lối chơi chú trọng vào tốc độ. Họ có quyền tự hào về thứ di sản đã khiến họ thất bại trong suốt nhiều năm qua.

Hoàng Long
Lược dịch từ Eurosports

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN