TTVH Online

Dân thể thao ở Quốc hội

10/04/2016 06:12 GMT+7

Thể thao ở đâu trong mặt bằng xã hội, trong các hoạt động nghị trường chỉ là một phần trong khi ở nhiều nước, dân thể thao có khát khao và những đóng góp ngược lại cho cộng đồng, xã hội rất đáng để học hỏi.

(Thethaovanhoa.vn) - Thể thao ở đâu trong mặt bằng xã hội, trong các hoạt động nghị trường chỉ là một phần trong khi ở nhiều nước, dân thể thao có khát khao và những đóng góp ngược lại cho cộng đồng, xã hội rất đáng để học hỏi.

Thể thao đang ở đâu?

Nhiệm  kỳ  13  của  Quốc hội cũng có một hoạt động nghị  trường  riêng  về  thể thao  khá  nóng  khi  Bộ  VH, TT&DL  có  phiên  giải  trình trước  Ủy  ban  Văn  hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi  đồng  về  việc  thực  hiện chính  sách,  pháp  luật  thể thao  thành  tích  cao,  vào 18/3/2014.  Thế  nhưng, phiên  giải  trình  lại  chỉ  tập trung cho sự kiện tâm điểm ASIAD 2019, một bước khởi đầu  để  sau  đó  Việt  Nam quyết  định  xin  rút  quyền đăng  cai  đại  hội  dự  báo  sẽ rất tốn kém này.

Trong một giai đoạn mà các  vấn  đề  về  kinh  tế,  xã hội,  quốc  phòng,  an  toàn thực phẩm trở nên đặc biệt quan  trọng  thì  thể  thao không phải là ưu tiên hàng đầu cũng là dễ hiểu. Nhưng vấn  đề  là  nếu  như  trong giới  thể  thao  mà  có  những đại diện ở Quốc hội hay Hội đồng nhân Dân các cấp thì có  thể  họ  sẽ  mang  lại  cho thể  thao  những  điều  tích cực hơn nữa.


Võ sĩ Pacqiuao với tầm ảnh hưởng của mình có đóng góp lớn cho người nghèo ở Philippines

Những  ai  trong  lĩnh  vực thể thao, thậm chí là người bình  thường  liệu  có  hứng thú  khi  các  vấn  đề  như chiến lược nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam, việc đầu tư, khai thác và sử dụng  hệ  thống   công  trình nghìn tỷ, đất cho luyện tập, vấn  nạn  đuối  nước  của  trẻ em... được đưa ra bàn, thúc đẩy và giám sát? Đó là chưa kể tới những vấn đề “nóng” đang ảnh hưởng đến sự phát triển của TTVN lại càng ở xa, điển  hình  như  chế  độ  đãi ngộ, đầu ra cho VĐV, công tác xã hội hóa...

Từ trường hợp tượng đài wushu Thúy Hiền Không  chỉ  tại  Quốc  hội, theo thống kê, trong nhiệm kỳ  vừa  qua,  lĩnh  vực  thể thao không có đại biểu nào kể cả ở Hội đồng Nhân dân các cấp, như từng xảy ra ở nhiều nhiệm kỳ trước.

Còn nhớ ở lần bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp năm 2004, dân thể thao đã rất kỳ vọng vào một bước đột phá mới,  với  2  ứng  viên  sáng giá  là  nhà  vô  địch  thế  giới wushu  Nguyễn  Thúy  Hiền (Hà  Nội)  và  kỷ  lục  gia  điền kinh SEA Games Phạm Đình Khánh  Đoan  (Khánh  Hòa).

Hai ngôi sao tầm cỡ quốc tế này đã có trong danh sách giới thiệu, tích cực tham gia vào các cuộc tiếp xúc cử tri cũng  như  chuẩn  bị  chương trình  hành  động  song  rốt cuộc đều không trúng cử.

Lúc ấy, cả Hiền và Đoan đều  rất  tự  tin  về  khả  năng thành công và nuối tiếc mất cơ hội để có tiếng nói xứng đáng  cho  thể  thao.  Thế nhưng  bộ  đôi  này  cũng  chỉ nhìn  nhận  lý  do  theo  kiểu đơn  giản  vì  mình  là...  dân thể thao, với nhiều thiệt thòi về  mặt  khách  quan  phải chấp nhận.

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: 70 năm Thể thao Việt Nam, tự hào và trăn trở

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: 70 năm Thể thao Việt Nam, tự hào và trăn trở

Ngày 27/3 tới đây, Thể thao Việt Nam sẽ tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành, đánh dấu một chặng đường dài phát triển của nền thể thao nước nhà.


Điều đó xét trên mặt nào đó  cũng  không  sai  vì  hàng loạt  các  nhà  quản  lý  thể thao  các  cấp  ở  thời  điểm ngành  thể  thao  chưa  sáp nhập  với  văn  hóa,  du  lịch cũng không được giới thiệu ứng  cử.  Thậm  chí,  kể  cả người  đứng  đầu  ngành  khi ấy,  Bộ  trưởng-  Chủ  nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái, thành viên Chính phủ lúc ấy cũng không phải là đại biểu Quốc hội.

Cách đây 2 khóa, chuyên gia  Nguyễn  Hồng  Minh (Nguyên  Vụ  trưởng  Vụ  Thể thao Thành tích cao, Trưởng đoàn  TTVN)  đã  tự  ứng  cử Đại biểu Quốc hội. Dù được đánh giá hội đủ các yếu tố để có thể trở thành dân biểu từ  thể  thao  hiệu  quả  song cũng phải sớm dừng lại vì có các lý do khác nhau.

Khả năng còn ở rất xa

Trong  danh  sách  các ứng viên của nhiệm kỳ Quốc hội  khóa  14  cũng  như  Hội đồng Nhân dân các cấp, đến thời  điểm  này  vẫn  chưa  có gương  mặt  nào  là  dân  thể thao. Có nghĩa là, khả năng xuất  hiện  một  dân  biểu  là nhà  quản  lý  trực  tiếp,  HLV hay VĐV hãy còn phải chờ ít nhất 5 năm nữa.

Khả  năng  này  hãy  còn ở rất xa, nếu như không có sự thay đổi cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Có lẽ đã đến  lúc  lĩnh  vực  thể  thao  - những  người  làm  thể  thao cần được đánh giá vai trò, vị thế và đặc thù của mình một cách xứng đáng, nhất là ưu thế xã hội hóa, dân sinh và hội nhập quốc tế. Muốn thế, điều  kiện  tiên  quyết,  chính thể thao phải quyết tâm nỗ lực đối mới cách nghĩ cách làm chuyên môn thuần túy.

Nó  phải  được  minh  chứng bằng  sự  năng  động,  mạnh mẽ từ những người có trách nhiệm,  bằng  sự  tỏa  sáng không  chỉ  trên  sân  đấu, thành tích của các ngôi sao hàng đầu mà qua đó có thể cho  mọi  người  thấy  rõ  thể thao không hề “thấp cổ bé họng”, kém quan trọng hay độ  “nóng”  như  nhiều  lĩnh vực khác.

Và, nếu nhìn ra thế giới thì  có  những  VĐV,  HLV  thể thao  họ  trở  thành  những ông  bà  nghị  không  phải  là để  đòi  quyền  lợi  cho  thể thao mà còn là để mang lại những tác động tích cực cho xã hội nhờ tầm ảnh hưởng, sự  nổi  tiếng  của  chính  họ mà đôi khi người ở các lĩnh vực giải trí khác cũng không thể so bì.

Võ sĩ - Nghị sĩ

Việc các ngôi sao thể thao tham gia vào chính trường không hề lạ trên thế giới. Ở ngay khu vực Đông Nam Á, Pacquiao- võ sĩ nổi tiếng ở một môn cơ bắp như boxing là Pacquiao đã trở thành nghị sĩ của Philippines. Võ sĩ Boxing từng vô địch thế giới ở bảy hạng cân khác nhau tỏ ra rất chững chạc trong vai trò nghị sĩ. Phát biểu tại Quốc hội Philippines, anh đề ra hai mục tiêu: đẩy mạnh phát triển thể thao Philippines và nâng cao đời sống người nghèo tại tỉnh Sarangani, nơi anh là đại biểu. Và điều quan trọng, trên thực tế, Pacquiao đã thực hiện sứ mệnh của mình rất thành công.

Nếu bây giờ có cơ hội, tôi sẽ tranh cử khác đi

“Thật sự lúc được giới thiệu ứng cử vào Hội đồng Nhân dân tỉnh năm 2004, tôi suy nghĩ rất đơn giản và cũng không có sự chuẩn bị sẵn sàng. Có lẽ mình chỉ nghĩ mình đang là 1 VĐV, và việc trở thành một dân biểu là một điều gì đó xa vời, khác lạ. Nếu bây giờ có cơ hội, có lẽ tôi sẽ có cách tiếp cận và hành động hoàn oàn khác” - cựu vô địch SEA Games Phạm Đình Khánh Đoan.

Không có đại biểu từ thể thao là thiệt thòi

“Khi đó, tôi đã xin ứng cử không chỉ vì muốn đóng góp tâm sức, kinh nghiệm của mình mà còn mong thể thao có thể có tiếng nói nhất định tại Quốc hội. Theo tôi, việc thiếu vắng đại diện là người thể thao trong cuộc (quản lý, HLV, VĐV) tại Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp là một thiệt thòi lớn của ngành thể thao, nhất là trong việc ban hành các chế độ chính sách đặc thù, giám sát hoạt động hay giải quyết các vấn đề nảy sinh” - Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh.


Tường Nhi
Thể thao & Văn hóa cuối tuần

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN