TTVH Online

Đèn kéo quân gợi nhớ tết Trung thu

12/09/2013 12:44 GMT+7

Đèn kéo quân từng là thứ đồ chơi không thể thiếu của đám trẻ con trong mỗi dịp tết Trung Thu, thế nhưng món đồ chơi truyền thống này dường như đang vắng bóng dần trong đời sống mỗi đứa trẻ.

(Thethaovanhoa.vn) - Đèn kéo quân từng là thứ đồ chơi không thể thiếu của đám trẻ con trong mỗi dịp tết Trung Thu, thế nhưng món đồ chơi truyền thống này dường như đang vắng bóng dần trong đời sống mỗi đứa trẻ.

Cùng với sự "đi vắng" đó, nhiều làng nghề truyền thống cũng dần bị mai một vì người dân chuyển sang làm nghề có thu nhập khá hơn, làng nghề ở xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ.

Xưa kia, xã Cao Viên là nơi chuyên sản xuất đèn ông sao, đèn kéo quân theo phương thức thủ công truyền thống để cung cấp đồ chơi cho thị trường Hà Nội nhưng đến nay ít người còn gắn bó với nghề này. Trong số những người hiếm hoi đó có hai gia đình trong xã là nhà ông Nguyễn Văn Sinh và Nguyễn Quyền còn lưu giữ nghề làm đèn kéo quân truyền thống.

Đèn kéo quân hay còn được gọi là đèn Cù, hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, những đoàn lính xung trận nên có tên gọi là đèn kéo quân, về sau được mở rộng với các hình ảnh của tranh Đông Hồ, tranh dân gian, hình ảnh thân thuộc với các con vật như con gà, con trâu…

Chơi đèn kéo quân phải thắp nến và cần phải đặt nến ở đúng vị trí thì trục đèn mới quay và tạo ra hiệu ứng đẹp mắt với những hình thù ngỗ nghĩnh nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có kĩ thuật đặt nến, vì vậy, ông Nguyễn Văn Sinh đã sáng tạo ra đèn kéo quân quay bằng pin tiểu thay nến.

Những chiếc đèn sau những kì công của nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh đã được hoàn tất.

Anh Vũ Văn Tuấn con trai duy nhất trong gia đình ông Nguyễn Văn Sinh được ông định hướng gắn bó với nghề truyền thống làm đèn kéo quân.

Cả nhà ông sinh từ vợ, con trai đến con dâu đều theo nghề này nên dịp trung thu lúc nào đèn kéo quân cũng treo đầy nhà.

Gia đình ông Nguyễn Văn Quyền những ngày giáp Trung Thu tất bật tật với công việc làm đèn kéo quân.

Công đoạn làm cánh quay cho đèn rất quan trọng để nến sáng được nên đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mỉ.

Khâu trang trí họa tiết bên ngoài đèn cũng rất quan trọng bởi nó tạo nên sự bất mắt và hấp dẫn cho đèn kéo quân.

Cậu bé Toàn còn nhỏ tuổi nhưng đã học cách làm đèn từ những công đoạn đơn giản, bé còn kheo với mọi người là đã biết làm khung đèn giúp ông bà.

Nhà ông Quyền không chỉ làm đèn kéo quân mà còn làm cả đèn cá chép vàng với kích thước lớn để bán.

Đèn kéo quân truyền thống khi được thắp nên đều rất lung linh và thu hút đám trẻ nhỏ.

Đèn kéo quân được bày bán ở một góc đồ chơi truyền thống trên phố Hàng Mã, Hà Nội.

Chu Hiền

Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN