TTVH Online

Dùng sữa chua thế nào cho đúng?

04/12/2009 10:27 GMT+7

Sữa chua vốn là món ăn có dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh đường ruột, bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hóa nói chung, đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa.

(TT&VH) - Theo PGS.TS.BS Lê Thị Mai, Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua có nhiều ích lợi đối với sức khoẻ mỗi người. Sữa chua có thể làm từ sữa tươi, sữa bột hoặc sữa đặc có pha đường. Sữa chua vốn là món ăn có dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh đường ruột, bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hóa nói chung, đặc biệt thích hợp với người già, trẻ em, người mới ốm dậy, nhất là những người mắc bệnh về tiêu hóa.

TS Lê Thị Mai cho biết thêm, khi sử dụng kháng sinh, ăn sữa chua sẽ rất có ích. Đối với người bị viêm loét dạ dày (đau dạ dày) thường phải dùng thuốc kháng axit nên làm cho vi khuẩn sinh lợi dồn lên, làm cho bụng trở nên ấm ách rất khó chịu. Nếu ăn sữa chua trong trường hợp này sẽ giúp cho bụng hết sình hơi, ấm ách là nhờ khí được đẩy xuống và tính axit được phục hồi. Ngoài ra, với trẻ nhỏ bị tiêu chảy hoặc biếng ăn, cho ăn sữa chua sẽ chữa được tiêu chảy là nhờ sữa chua lập lại cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột và chất kháng sinh lactocidine có trong sữa chua giúp việc điều trị tiêu chảy. Sữa chua dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với trẻ biếng ăn. Cơ thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi.


Sữa chua chỉ thực sự an toàn và đầy đủ dinh dưỡng khi lên men tự nhiên, không chứa bất kỳ chất phụ gia nào. Tốt nhất nên sử dụng các loại sữa chua làm từ sữa tươi 100 của các nhãn hàng uy tín trên thị trường. Không nên cho trẻ ăn sữa chua tự làm. Vì sữa chua làm tại nhà, người ta thường lấy hũ sữa chua cũ “làm mồi” để cấy vi khuẩn. Việc làm này khiến những vi khuẩn tốt, có lợi dần giảm đi, không đảm bảo hiệu lực như ban đầu.

Theo bà Nguyễn Thanh Trúc, Giám đốc nhãn hiệu sữa chua Well Yo, Công ty cổ phần Kido đã đầu tư một dây chuyền sản xuất sữa chua đạt tiêu chuẩn châu Âu để phục vụ thị trường. Quy trình, thời gian lên men vì thế được chuẩn hóa, được thực hiện khép kín và đảm bảo vệ sinh, đồng thời là sản phẩm đầu tiên, duy nhất có bổ sung lysine cho trẻ em để giúp trẻ chống biếng ăn, có vị phù hợp với trẻ và không quá chua để tránh gây đỏ miệng cho trẻ sau khi ăn.

Theo TS Lê Bạch Mai, chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi trẻ đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.

Đun nóng sữa chua hoặc để đông đá sữa chua đều là hai cách ăn sai lầm. Nếu dùng nóng, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động. Theo đó, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể. Còn nếu dùng quá lạnh, tức là ở trạng thái đông đá, các chất dinh dưỡng cũng bị triệt tiêu phần nào, thêm nữa bé có thể sẽ bị viêm họng. Ngoài ra, các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên rằng, không nên cho trẻ dùng sữa chua chung với các loại thuốc khác, bởi một số chất có trong thuốc có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Khánh Vân
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN