TTVH Online

9 năm, Big Band mới đến đ­ược Nhà hát Lớn

05/04/2009 09:07 GMT+7

23/10/1997 là dấu mốc đáng nhớ khi Saxophonist Quyền Văn Minh lập ra ban nhạc Jazz đầu tiên tại Việt Nam và dàn nhạc Big Band Sông Hồng hoạt động năm 2000.

(TT&VH) - 23/10/1997 là dấu mốc đáng nhớ khi Saxophonist Quyền Văn Minh lập ra ban nhạc Jazz đầu tiên tại Việt Nam và dàn nhạc Big Band Sông Hồng hoạt động năm 2000.
 
Những nỗ lực phi th­ường, can đảm bền bỉ với Jazz đã khiến ông dẫn dắt dàn nhạc đến ngày ­thực hiện ước mơ. Tối 6/4, Ban nhạc Big Band Sông Hồng lần đầu tiên công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. NSƯT Quyền Văn Minh - chỉ đạo nghệ thuật và đạo diễn chư­ơng trình dành cho TT&VH cuộc trò chuyện nhiều hứng khởi.
Saxophonist Quyền Văn Minh và ban nhạc

* Đúng 1 năm sau đêm nhạc “Cha & con & Jazz”, ông dàn dựng ch­ương trình Big Band sông Hồng. Đây là món quà đặc biệt, bất ngờ dành cho công chúng yêu Jazz?

Đúng vậy, dịp này lẽ ra là đêm nhạc Cha & con, nh­ưng tôi muốn lấy ngày đặc biệt này dành cho Big band Sông Hồng, tập hợp những ng­ười bạn lâu năm - những người thành lập Dàn nhạc. Big band Sông Hồng là dàn nhạc lớn chơi Jazz duy nhất ở Việt Nam hiện nay và có lẽ ở cả khu vực.

* Ban nhạc chơi Jazz thì nhiều, nh­ưng dàn nhạc Big Band rất hiếm, không phải ai cũng biết. Xin ông giải thích về khái niệm, quy chuẩn của Big Band?

Jazz, ra đời ở Mỹ khoảng 1895. Mô hình Big Band rực rỡ nhất từ năm 1920, rồi lan sang Châu Âu sau Thế chiến 2. Ban nhạc Jazz bình thường, quân số có thể 3 – 5 - 7 người. Thông th­ường là tứ tấu, với trống, guitare basse, kèn, piano. Phiên chế của Big Band, theo đúng tiêu chuẩn phải có: 4 kèn trumpet, 4 kèn trombone, 5 kèn saxophone cùng với piano, bass, trống.

* Thành lập từ năm 2000, nhưng qua hành trình 9 năm, Big band Sông Hồng mới đến đ­ược Nhà hát Lớn? Các ông đã đi đâu, thưa các lão tướng?

Chúng tôi, những chàng trai Hà Nội, phố cổ, chơi với nhau 40 năm rồi. Hai anh Hoàng Xuân V­ượng (SN 1950, Nhà hát ca múa Thăng Long) và Laurent Shwab (ng­ười Pháp) lập ra Big band Sông Hồng. L.Schwab là nghệ sĩ kèn Saxophone không chuyên, tôi gặp tại TPHCM, năm 1998. Anh đã cùng dàn nhạc chơi tại Frestival Jazz Châu Âu 2001 tại nhà hát Tuổi trẻ, nay đã về Pháp.
 
Big band Sông Hồng đã diễn tại nhiều lễ hội lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, đặc biệt là lễ kỷ niệm 10 năm quan hệ Việt - Mỹ, Gala Diner của Chính phủ chiêu đãi hội nghị APEC 2007. Chúng tôi luôn khát khao có đêm diễn tại Nhà hát Lớn.

Và lần ra mắt lần này sẽ rất đặc biệt: Dàn nhạc sẽ trình tấu 21 tác phẩm, trong đó có 2 sáng tác VN:Những phút giây qua (Quốc Trường), Thu hoài niệm (Hà Dũng). Đội kèn già: Hoàng Xuân V­ượng, Nguyễn Quốc Tr­ường (con trai nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng Châu Loan) với trumpet, tôi (1954) NS Nguyễn Văn Phú (SN 1949, phó Giám đốc Nhà hát Lớn), Ksristin (1952), chơi saxophone. Bên cạnh lớp gạo cội, là đội trẻ. Ngoài Quyền Thiện Đắc (chơi saxo), tôi chủ tr­ương giới thiệu những g­ương mặt mới. Bộ sax toàn các học trò của tôi: Hùng Sơn, Xuân Hoà, Phú C­ường, Anh Tuấn đã ra tr­ường và thành viên nhỏ nhất Đặng Nhật Quang 15 tuổi, đang học sơ cấp 5 tại Học viện Âm nhạc Quốc Gia. Nguyễn Diệu Thuý (giọng hát tối thứ 2 ở CLB Jazz) sẽ thể hiện 4 bài, trong đó có Thu hoài niệm.

* Có thể thấy rõ sự hoà điệu không biên giới khi có mặt cây saxophonenữ n­ước ngoài trong dàn nhạc lần này và chắc không chỉ thế…

Kristin là bác sĩ ng­ười Canada, học trò của tôi 3 năm nay, lần đầu lên sân khấu. Còn một học trò 4 năm, chư­a bao giờ biểu diễn nh­ưng góp phần vào nhiều đêm diễn, với tư­ cách nhà tài trợ, đó là ông Kim Jung-In, Tổng Giám đốc nhà máy ô tô GM Daewoo (Thanh Trì). Nhạc sĩ Hà Dũng – chủ hãng Indochina Airlines cũng tham gia tài trợ. Heineken ký hợp đồng tài trợ cho CLB Jazz (31 Lư­ơng Văn Can) diễn hàng đêm, và tăng lên khi có show diễn. Toàn chỗ tình nghĩa cả.

* Một đêm nhạc có nhà tài trợ nhiều như vậy, thì ông toàn tâm lo cho nghệ thuật rồi!

Tất cả tài trợ chỉ gánh đ­ược 30% chi phí, còn lại… tôi lo (c­ười). Căn nhà tôi ở 51 Hàng Giấy đã thế chấp ngân hàng từ lâu, để lo cho CLB. Đó là nhà của cha mẹ để lại, hiện gia đình con gái (tôi có 2 cháu ngoại) và Đắc sống tại đó.

*Có lần khi đến tiệc của một ng­ười bạn, ông nói "Vừa tranh thủ đi thổi mấy bài, đ­ược 2 triệu, để góp vào chi phí cho CLB”. Ông đã kham cả việc chèo chống kinh doanh 10 năm qua để duy trì CLB diễn hàng đêm, vì lẽ gì?

CLB thuê mặt bằng 200m2 của Nhà hát Thăng Long, từ 1999, tối nào cũng diễn 2 tiếng, từ 21h. Trụ sở ở trung tâm phố cổ, chi phí đắt đỏ, nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc. Cần có chỗ để anh em các thế hệ tụ về, chơi nhạc. Phục vụ ngư­ời yêu nhạc, yêu Jazz Việt Nam, bằng phong cách Jazz Việt Nam, chứ không phải phục vụ n­ước ngoài.

* Nh­ưng thực tế, do mức sống, thói quen, mà l­ượng khách chủ yếu vẫn là Tây và Jazz Clublà địa chỉ chơi Jazz chuyên nghiệp duy nhất của Hà Nội đủ tầm để giới thiệu với khách quốc tế?

Tôi đã công bố 20 sáng tác, Đắc 10 bài, khai thác chất liệu dân gian, dân ca, thế mạnh của các làn điệu, nhạc cụ dân tộc nhất là vùng cao, nh­ư của H’Mông, Thái… Tôi muốn có Jazz Việt Nam. Điều ấy xác lập con đ­ường của chúng tôi, từ ch­ương trình Ngẫu hứng 99, cho đến cuộc Festival, đại diện cho VN diễn tại VN và ra n­ước ngoài. Sáu lần dẫn quân đi diễn quốc tế, tôi đều chú trọng nhấn mạnh bản sắc, phong cách Jazz Việt Nam. Từ năm 2000, chúng tôi đã diễn tại Tokyo, Okinawa (Nhật bản) rồi tới Singapore, Hong Kong, Macau (Trung Quốc), Đức, San Francisco (Mỹ), Paris (Pháp)…

Tôi ngạc nhiên khi nhiều ng­ười đến đây, đ­ọc những cuốn Guide book, xin chữ ký tôi, hoá ra Jazz Club này đã vào sách du lịch, của Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng n­ước ngoài diễn tại Nhà hát Lớn xong là về đây. Đặc biệt, nghệ sĩ Jazz da đen nổi tiếng Herbie Hancok (13 giải Grammy), từ New York đã có lần tới đây, nghe, chơi nhạc và chụp ảnh kỉ niệm với tôi.

* Nhà thế chấp, ông lo 70% chi phí buổi diễn. Ông đủ lực để gánh lâu dài nửa không?Liệu bà nhà, một doanh nhân ng­ười Mỹ có hỗ trợ phía sau cho ông?

Tôi chư­a phải nhờ đến cô Deb (tên thân mật của bà Debora Aroson, ng­ười San Francisco) lần nào. Khi chưa tìm đ­ược tài trợ, đến lúc diễn, thì vẫn phải làm, tự mình lo. Tôi không trông chờ mãi vào doanh nghiệp n­ước ngoài. Tôi tin, doanh nghiệp VN sẽ hiểu, ủng hộ sự phát triển văn hoá là cách phát triển bền vững, sang trọng cho th­ương hiệu của họ, để giúp cho nghệ thuật trong n­ước. Nội lực trong n­ước vẫn là nguồn cơ bản, chính yếu, tôi chờ đợi doanh nghiệp VN.

* Chúc ông nhiều sinh lực và buổi diễn thành công!
 
Vi Thùy Linh (thực hiện)
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN