TTVH Online

Một chuyến đi đã đi vào lịch sử

14/05/2009 17:56 GMT+7

Việc đi tập kết của tôi hòan tòan bất ngờ. Lúc đó tôi chỉ hơn 10 tuổi, gia đình tôi sống phân tán nhiều nơi cách xa nhau.Ba tôi là cán bộ kháng chiến nên thường xuyên xa nhà, còn má và các em tôi thì lánh nạn ở nhà bà con bên ngọai.

(Bài dự thi) - Ngày 21 tháng 7 năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Geneve giữa Pháp và ba nước Đông Dương ( Việt Nam, Lào, Campuchia ) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương Đã dược ký kết.Theo đó, như mọi người đều biết, Vịệt Nam sẽ tạm thời bị chia làm 2 miền, với hai chế độ chính trị khác nhau. Sau 2 năm (tháng 7 năm 1956 ) sẽ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, lực lượng kháng chiến chống Pháp của Miền Nam ( từ Quãng trị đến Cà Mau ) do Việt Minh và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã làm một cuộc chuyển quân khẩn trương và rầm rộ từ Nam ra Bắc ( đi “tập kết”)Trong số những người đi tập kết, đặc biệt có khỏang ba chục ngàn học sinh là con em của cán bộ và đồng bào Miền Nam gửi ra Bắc để học tập và đào tạo. Tôi may mắn là một trong ba chục ngàn học sinh trong chuyến đi tập kết đó. Khi ấy; hầu hết nhũng người đi tập kết đều nghĩ là sẽ đi 2 năm rồi trở về.

Việc đi tập kết của tôi hòan tòan bất ngờ. Lúc đó tôi chỉ hơn 10 tuổi, gia đình tôi sống phân tán nhiều nơi cách xa nhau. Ba tôi là cán bộ kháng chiến nên thường xuyên xa nhà, còn má và các em tôi thì lánh nạn ở nhà bà con bên ngọai. Riêng tôi thì ở với người cô thứ năm để” vui cửa vui nhà” và giup cô phần nào, vì cô chỉ sống có một mình với đừa con 2 tuổi. Chồng cô cũng là cán bộ kháng chiến, mỗi năm chỉ ghé qua nhà được vài lần.Một buổi chiều có người liên lạc đến nhà đưa cho cô tôi bức thư của ba.Trong thư ba nói cho tối ra miền Bắc học 2 năm. Vì thời gian gấp nên phái đi ngay. Mọi việc làm theo hướng dẫn của chú liên lac, và không được cho ai biết. Tôi cũng hơi sợ nhưng nghe được đi học thì tôi chịu luôn. Thế là tôi theo chú liên lạc đến điểm tập kết ở Sa Đéc, rồi từ Sa Đéc xuống Chắc Băng ( Cà Mau ) để lên con tàu lón Kilinski ( của Ba Lan ) ra Bắc.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng trong ký ức tôi vẫn còn mãi hình ảnh cuộc chia tay tại Chắc Băng. Nó thấm đượm nước mắt nhưng đầy tin tưởng vào ngày hội ngộ. tuy nhiên cũng không ai ngờ rằng mãi 21 năm sau (chứ không phải 2 năm) ngày ấy mới có được Tôi rất buồn vì trứơc khi đi không đươc găp bất kỳ người thân nào và cũng không có một người nào quen biết đi cùng. Tôi cũng không may là đi đúng vào chuyến tàu bão táp vì tàu Kilinski vừa đi được một ngày thì gặp bão nên phải mất cả tuần lênh đênh vật lộn với sóng biển mới tới được Sầm Sơn (Thanh Hóa). Bọn nhỏ chúng tôi bị một trận say sóng nhớ đời.

Mặc dù bị mệt lã do say sóng cả tuần trên tàu nhưng khi tới Sầm Sơn bọn nhỏ chúng tôi đứa nào cũng tươi tắn trở lại trước sự đón tiệp nhiệt tình và sự chăm sóc chu đáo của bà con Thanh Hóa. Lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng nước Việt nam mình còn ở tận đây, tẩn miền Bắc xa xôi chứ không phải ở lẩn quẩn quanh đất Miền Tây quê tôi.Chúng tôi được chia nhau ở tạm trong nhà dân và bắt đầu hiểu cái rét cắt da của mùa đông Miền Bắc, cảm nhận được cái đói đang còn hiển hiện trong mỗi ngôi nhà chúng tôi đang ở cùng. Nhưng tất cả chúng tôi đều dược phát chăn ấm, được ăn cơm trắng (không độn). Đó là những thứ cao cấp đối với cuộc sống của nhân dân miền Bắc bấy giờ.

Ở tạm Thanh Hóa một thời gian, tát cả học sinh miền nam (HSMN) tập kết ra Bắc dều được đưa về các trường nội trú cấp 1,2,3 để học tập. Như vậy từ đầu năm 1955 ở miền Bắc đã hình thành một lọai trường mới, đó là trường nội trú HSMN. Đã có trên ba mươi ngàn HSMN phổ thông và bổ túc văn hóa được đào tạo trong khỏang 30 trường như vậy từ 1955 đến 1975.Thời kỳ đó miền Bắc còn rất nghèo, thiếu thốn mọi thứ, kinh tế và giáo dục chưa phát triển, nhưng nhà nước và đặc biệt là Bác Hồ đã giành nhiều ưu ái cho các trường HSMN như: xây dựng các cơ sở vật chất dảm bảo tốt cho việc ăn ở, học hành và vui chơi giải trí,giành những diều kiện vật chất tốt cho việc nuôi dạy và chăm sóc sức khỏe của học sinh, nhất là đã đưa về các trường HSMN một đội ngũ thầy cô giáo có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và thương yêu học sinh. Nhờ vậy mà những đứa trẻ như tôi đã vượt qua được những thiếu thốn tình cảm của thời kỳ đầu xa nhà, biết gắn bó và nương tựa nhau vượt qua những thăng trầm của dất nước để học và trở thành những người tốt sau này. Được nuôi day và ấp ủ trong những ngôi trường HSMN đó, chúng tôi như những con chim đến ngày đủ lông đủ cánh lần lượt bay đi kháp nơi để tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, trung cấp...để rồi sau này nhiều người trong số chúng tôi đã thành đạt, có những đóng góp không nhỏ trong mọi lĩnh vực họat động của đất nước.

Tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất, những HSMN đi tập kết năm 1954 cũng lần lượt trở về Nam sau một chuyến di dai 21 năm. Không ít người trong chúng tôi không gặp lai được người thân. Tôi cũng gặp được má và các em, nhưng ba thì dà hy sinh trên 10 năm rồi. Có lẽ không mấy ai trong chúng tôi có được sự đòan tu tron vẹn.

Đã trở thành truyền thống, hàng năm vào những ngày cuối cùng của năm dương lịch, Hội HSMN đều có tổ chức cuộc gặp mặt. Thế hệ HSMN tập kết thời 1954 của chúng tôi bây giờ đều ở tuổi nghỉ hưu, có cháu nội cháu ngọai, nhưng vẫn gán bó nhau như tình đồng đội và trong ký ức không bao giờ quên công ơn của nhân dân Miền Bắc và nhất là tấm lòng tận tụy cùa các thầy cô giáo.

Huy Quang
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN