TTVH Online

"Bon chen" đi chợ Ninh Hiệp

10/06/2008 08:41 GMT+7

Hầu như không có loại vải nào trên thị trường có mà ở đây lại không có. Vải được nhập về từ đủ mọinước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp...

Từ Hà Nội qua thị trấn Yên Viên chưa đến 20 cây số là tới Ninh Hiệp. La liệt những cửa hàng bán vải bắt đầu kéo dài từ rìa làng cho đến tận chợ chính với đủ màu sắc, chủng loại thật phong phú.
Những kiện vải đầy ắp tại chợ Ninh Hiệp

Cơ man nào là vải, vải kiện, vải cây, vải cân, vải mảnh… Đây đúng là chợ vải không hổ danh là nơi cung cấp vải cho toàn miền Bắc. Hầu như không có loại vải nào trên thị trường có mà ở đây lại không có. Vải được nhập về từ đủ mọi nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp...

Vì sao Ninh Hiệp thu hút chị em?

Điều này thật dễ hiểu bởi mấy lí do sau:

- Ninh Hiệp rất nhiều loại vải. Có những loại bạn khó tìmở các khu chợ khác trong thành phố, nhưng về đây, bạn lại dễ dàngthấy.

- Giá vải rất rẻ. Nếu gặp may, bạn có thể mua được những miếng vải giá chỉ 5000 đồng nhưng lại đủ may được tới hai cái áo thun ngắn tay. Vậy là tiện cả đôi đường.

- Giao dịch mua bán rất thoải mái. Người mua mặc cả vô tư, nếu không được giá thì người bán cũng chỉ nhỏ nhẹ: "Em không bán giá ấy được" chứ không đến nối bị lườm nguýt với đôi mắt hình viên đạn, đốt vía đốt vang hay bị mắng ngược té tát...

- Bạn có thể tìm thấy những chất liệu độc, lạ nếu chịu khó sục sạo.

Đó là những cái chính để trong một ngày cuối tuần trời nắng chang chang, mặc cho cái nóng như hâm người lên,các chịcác cô từ bên Hà nội vẫn kéo nhau về Ninh Hiệp.

Nhộn nhịp kẻ bán người mua

Đông nhất vẫn là những chủ sạp vải bán buôn từ các tỉnh phía Bắc như Thái Bình, Nam Định, đổ về lấy hàng theo kiện, chất lên cả xe ôtô... vì Ninh Hiệp là nguồn cũng cấp vải lớn, nhiều và rẻ. Người mua lẻ thường là dân ở Hà Nội, Đông Anh, Gia Lâm... sang. Cứ hai tuần một lần, anh Sơn (chợ Hôm) lại sang đây đèo vải về cho vợ. Còn chị Mai, cũng uỷ quyền cho cậu em họ sang lấyvải cho cửa hàng may đông khách của mình.

Ở chợ Ninh Hiệp, giá bán vải rẻ như... bèo, chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 giá tại chợ nội thành Hà Nội. Thậm chí nhiều cửa hàng, người ta bán vải theo ký, vượt cân lên đến 4-5 lạng cũng không thành vấn đề. Giá bán lẻ 1m vải chun lạnh khoảng 12.000-18.000 đồng, vải bò 18.000-40.000 đồng, loại vải đắt nhất cũng chỉ dừng lại ở 80.000 đồng dù có thể chủ hàng nói thách gấp hai, gấp rưỡi. Mua theo cân thì 20.000-50.000 đồng/kg. Một chị chủ hàng cho tôi biết: "Vải ở đây rẻ vì đa phần là hàng nhập từ Trung Quốc theo kiện, vải lẻ, vải vụn (dạng miếng) nên không tốn thuế..."

Với những đặc thù và sự phong phú về chủng loại, màu sắchàng hoá, chợ vải Ninh Hiệp vẫn luôn thu hút được lượng lớn khách theo thời gian.

Làng Ninh Hiệp ngày nay khá nổi tiếng. Nhờ nghề buôn bán vải mà dân làng có cuộc sống khấm khá hơn trước. Có thể nhận thấy điều đó qua những con đường làng rộng rãi, lát gạch khang trang thuận tiện cho việc giao thông, mua bán. San sát những ngôi nhà cao tầng nối nhau mọc lên.Ở làng, đa số phụ nữ đi bán buôn, đàn ông và lực lượng nam giới chủ yếu kiêm nhiệm việcbuôn bán,đánh hàng,vận chuyểnhay coi sóc nhà cửa, đồng áng...

Hơn 300 cửa hàng bán vải ở làng Lành hầu hết là của dân xã Ninh Hiệp. Người vốn ít (cỡ vài chục triệu) thì chỉ cần một khoảnh đất nhỏ 1-2mvuông bên vệ đường, người có trong tay trăm triệu đổ lên thì có cửa hàng đàng hoàng. Nhà nào được coi là nghèo trong làng cũng phải có một sạp vải, còn lại nhiều gia đình có tới 5-6 cửa hàng to, nhỏ nằm trong chợ. Hoa,cô bé ngồi trông hàng thay mẹ tại sạp vải cuối chợ kể, hầu hết trẻ con trong làng này, nếu không học hành được đều đi bán vải. Từ ông bà đến bố mẹ,người già, trung tuổi tới trẻ consuốt ngày đều bận rộn với hàng hoá, vải vóc. Vìhầu nhưthu nhập đều trông cả vào buôn vải.

Chị Lan, một chủ hàng giữa chợ cho biết: "Thời điểm chợ đông khách nhất làlúc giaomùa. Bạn hàng đi đánh vải để phục vụ như cầu mùa vụ,người dân tranh thủ đi sắm vải may trang phụcmới cho phù hợp thời tiết, khí hậu.Đợt này, trời nắng nóng, các loại vải voan, lanh, thô, lifebouy... bán khá chạy".
 
Theo Eva
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN