Ngày 22/3: Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index tránh được phiên giảm mạnh

22/03/2010 13:05 GMT+7 | Thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở đầu một tuần mới khá thận trọng trước khi các thông tin kinh tế vĩ mô của tháng 3 sắp được công bố. Thị trường giằng co trong khoảng 1/3 thời gian giao dịch đầu tiên trước khi VN-Index giảm mạnh. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã hỗ trợ khá tốt cho thị trường và giúp VN-Index tránh được phiên giảm mạnh ngay đầu tuần.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 0,28 điểm xuống 515,71 điểm (giảm 0,05%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.140.280 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 116,52 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 64 mã tăng, 72 mã đứng giá, 81 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 10 mã tăng trần và 3 mã giảm sàn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/03/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 511,58 điểm, giảm 4,41 điểm (-0,85%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 39.977.520 đơn vị, giảm 25,23% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.675,160 tỷ đồng, giảm 28,75%.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 2,75 điểm, xuống 513,24 điểm (giảm 0,53%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 32.689.140 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 1351,99 tỷ đồng.


Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.585.940 đơn vị, với tổng giá trị hơn 108,68 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 42.563.460 đơn vị (-21,70%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.783,840 tỷ đồng (-25,10%).

Trong tổng số 217 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 58 mã tăng (18 mã tăng trần), 118 mã giảm (6 mã giảm sàn), 41 mã đứng giá.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 mã tăng, 4 mã giảm, 3 mã đứng giá là STB, VIC, EIB. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là MSN và 1 mã tăng trần là CTG.

Các mã tài chính-ngân hàng đóng vai trò giữ lửa cho thị trường phiên này. Đáng chú ý nhất là việc CTG tăng kịch trần 1.300 đồng/cổ phiếu (+4,71%), đạt 28.900 đồng. VCB tăng 200 đồng/cổ phiếu (+0,45%), đạt 44.800 đồng. BVH tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (+3,61%), đạt 43.000 đồng. EIB và STB giữ nguyên mức giá tham chiếu là 23.000 và 22.600 đồng/cổ phiếu.

Mã VIC cũng giữ nguyên mức giá tham chiếu là 88.000 đồng/cổ phiếu. Còn lại, PVF giảm 500 đồng/cổ phiếu (-1,66%), còn 29.700 đồng. VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,57%), còn 86.500 đồng.

HAG giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-1,72%), còn 85.500 đồng. MSN giảm kịch sàn 2.000 đồng/cổ phiếu (-5,00%), còn 38.000 đồng.

Mã SAM bất ngờ dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 4,3 triệu đơn vị (chiếm 10,72% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 32.600 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.200 đồng (+3,82%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 29,19% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là RDP với mức tăng 4,95% lên 19.100 đồng (tăng 900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 142 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 8,97% (điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền), mã PHT đóng cửa chỉ còn 26.400 đồng/cổ phiếu (giảm 2.600 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 103 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DVD là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 125.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 63 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, mã HDG lại giảm tới 6.000 đồng xuống còn 142.000 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 124 nghìn đơn vị.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã giảm và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 và VFMVF4 đứng ở giá tham chiếu là 13.900 và 8.500 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 5.700 đồng (-1,72%). PRUBF1 giảm 100 đồng xuống 5.900 đồng (-1,67%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 85 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 775.840 đơn vị, bằng 1,94% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, BVH được họ mua vào nhiều nhất với 98.110 đơn vị, chiếm 78,19% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như HAG (68.910 đơn vị), VSH (51.340 đơn vị), VFMVF1 (47.880 đơn vị) và HPG (34.880 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VSC (98,68%), DMC (92,59%), TRC (89,32%), BVH (78,19%) và BMI (68,19%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

SAM

 32.600

 1.200

3,82%

 4.287.490

SSI

 87.500

 (1.500)

-1,69%

 2.276.240

STB

 22.600

 -

0,00%

 1.941.960

REE

 53.000

 (1.500)

-2,75%

 1.739.440

EIB

 23.000

 -

0,00%

 1.425.770

         

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

RDP

 19.100

 900

4,95%

 142.290

MCV

 21.300

 1.000

4,93%

 359.240

CTI

 27.700

 1.300

4,92%

 487.370

SHI

 36.400

 1.700

4,90%

 93.860

DQC

 50.000

 2.300

4,82%

 959.950

         

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

PHT*

 26.400

 (2.600)

-8,97%

 103.180

MSN

 38.000

 (2.000)

-5,00%

 203.640

DHA

 49.400

 (2.600)

-5,00%

 74.090

FPC

 7.700

 (400)

-4,94%

 82.130

LGC

 29.200

 (1.400)

-4,58%

 108.410


PHT: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức bằng cổ phiếu năm 2009 (10:1) và mua cổ phiếu (4:1)

PIT: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

SGT: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm tài chính 2009

LGC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt cuối năm 2009 (8%) và tham dự ĐHCĐ thường niên

APC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

DPR: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên và nhận cổ tức đợt 1/2009 (15%)

VHC: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ năm 2010

NKD: Ngày GDKHQ tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2010

Theo ĐTCK

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm