Ngày 21/7: VN-Index bật trở lại sau 2 phiên giảm

21/07/2009 14:40 GMT+7 | Thế giới

Chứng khoán Việt Nam bất ngờ tăng điểm sau 2 phiên giảm mạnh. Trong bối cảnh chứng khoán thế giới tăng liên tiếp thì chứng khoán Việt Nam dường như vẫn đi ngược dòng. Liệu phiên giao dịch phục hồi sáng nay (21/7) có thể giúp mang niềm tin quay trở lại thị trường?


Sau khi một mình giảm điểm trong lúc cả chứng khoán toàn cầu tăng điểm thì đến phiên giao dịch sáng nay, chứng khoán Việt Nam đã bật trở lại, nhưng sự hoài nghi của giới đầu tư vẫn còn đó.

Mở cửa phiên giao dịch, một số ý định bắt đáy của đợt suy giảm đã diễn ra kéo theo trên dưới 80 mã tăng giá. Tuy nhiên kết thúc giao dịch đợt 1, dấu hiệu bất ổn ở một số cổ phiếu bluechip đã tạo ra sự hoài nghi về phiên tăng điểm hôm nay.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 0,09 điểm, lên 412,97 điểm (tương đương tăng 0,02%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.529.840 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 118,05 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 70 mã tăng giá, 40 mã đứng giá tham chiếu, 55 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 7 mã tăng trần là GTA, NSC, SMC, SSC, ST8, TMS, TRI và 5 mã giảm sàn là ITA, VPL, BAS, KSH, CTG.

Hầu hết cổ phiếu vốn hoá lớn đều có tín hiệu hồi phục, trừ hai cổ phiếu BVH và CTG vẫn là hai hòn đá tảng tạo sức nặng rất lớn đối với thị trường, đặc biệt là CTG không thể chống lại lượng dư bán khổng lồ.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, nhóm cổ phiếu nhỏ có sức hồi phục tốt hơn, số mã cổ phiếu tăng giá vẫn chiếm đa số, nhưng lực tăng của thị trường bị kìm hãm bởi các cổ phiếu lớn. Giao dịch diễn ra rất thận trọng khi quan sát bảng điện tử không có mã cổ phiếu nào có lượng dư mua đáng kể.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 2,72 điểm, lên 415,6 điểm (tương đương tăng 0,66%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 21.582.350 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 730,77 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/07/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 416,43 điểm, tăng 3,55 điểm (tương đương tăng 0,86%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 25.452.050 đơn vị, giảm 10,45% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 877,756 tỷ đồng, giảm 4,10% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 792.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 27,06 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 26.244.050 đơn vị (giảm 8,69% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 904,817 tỷ đồng (giảm 1,84%).

Trong tổng số 166 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 113 mã tăng giá, 35 mã giảm giá, 18 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 9 mã tăng trần là BMI, BMP, LBM, MAFPF1, PAC, TMS, TNA, VFMVF1, VSC và 4 mã giảm sàn là CNT, CYC, HAS, TS4.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu tăng giá, 1 cổ phiếu giảm giá.

Cụ thể, PVD tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,45%), đạt 75.000 đồng. HAG tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,99%), đạt 69.000 đồng. FPT tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,13%), đạt 72.000 đồng. PVF tăng 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,44%), đạt 36.100 đồng. VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,92%), đạt 110.000 đồng. STB tăng 700 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,21%), đạt 32.400 đồng. HPG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,93%), đạt 54.000 đồng. DPM tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,24%), đạt 42.000 đồng. VCB tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,21%), đạt 46.900 đồng. BVH giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,12%), còn 37.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 4 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 15,71% tổng khối lượng toàn thị trường).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 42,53% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là BMP với mức tăng 5,00% lên 73.500 đồng (tăng 3.500 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 104 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 26,17% do điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền, mã NSC đóng cửa chỉ còn 34.700 đồng/cổ phiếu (giảm 12.300 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 62 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BMP là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng lên mức 73.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 104 nghìn cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 3 mã tăng giá và 1 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 1,30%), đạt 7.800 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 500 đồng (tương đương 4,67%), đạt 11.200 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,76%), đạt 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 50 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 4.829.570 đơn vị, bằng 18,98% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, STB được họ mua vào nhiều nhất với 938.900 đơn vị, chiếm 23,48% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như VFMVF1 (503.100 đơn vị), CTG (500.250 đơn vị), PVF (386.710 đơn vị) và FPT (379.940 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là PVD (86,02%), BMI (76,30%), BBC (74,92%), FPT (71,66%) và TSC (70,89%).
 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

32.400

700

2,21%

3.998.680

CTG

34.900

(1.300)

-3,59%

2.133.390

VFMVF1

11.200

500

4,67%

1.839.140

SSI

55.000

(1.000)

-1,79%

1.769.340

ITA

29.900

(1.300)

-4,17%

1.085.230

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

BMP

73.500

3.500

5,00%

104.410

BMI

25.900

1.200

4,86%

35.910

TNA

26.400

1.200

4,76%

5.310

MAFPF1

4.400

200

4,76%

16.370

TMS

30.900

1.400

4,75%

1.190

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NSC*

34.700

(12.300)

-26,17%

61.580

CNT

21.000

(1.100)

-4,98%

81.350

HAS

15.500

(800)

-4,91%

36.440

CYC

9.700

(500)

-4,90%

43.100

SFI

35.000

(1.700)

-4,63%

132.670

 
*NSC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 32%, nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 7% và tạm ứng cổ tức đợt 1/2009 theo tỷ lệ 8%
 
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm